8. Cấu trúc của Luận văn
3.2.1. Nâng cao nhận thức về QL GDMT
Mục tiêu của biện pháp
Nâng cao nhận thức của cán bộ, GV, nhân viên và các lực lượng ngoài nhà trường về vị trí, vai trò, nhiệm vụ mục tiêu phát triển GDMT của nhà trường trong sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của đất nước nói chung. GV và các bậc QL cần hiểu được tầm quan trọng của việc QL GDMT cho HS TH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường, đặc biệt ở các trường ven biển nơi chứng kiến hiện tượng xâm thực, nước biển dâng diễn ra hàng ngày. Chính vì vậy mà GV cần nâng cao vai trò trách nhiệm với HS, trang bị thêm kiến thức gắn liền với thực tế giúp các em vận dụng linh hoạt hơn, biết BVMT trong cuộc sống, phụ huynh cũng cần nâng cao vai trò trách nhiệm với con em mình.
Nội dung của biện pháp
Tuyên truyền chủ trương chính sách, đường lối của Đảng và của nhà nước nhằm nâng cao nhận thức cá nhân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ quản lý của
GV, CBQL đối với mục tiêu GDMT của nhà trường đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hạ Long.
Triển khai, phổ biến các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, Phòng Giáo dục và Đào tạo Hạ Long về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, GDMT.
Tiếp tục triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua; “ Xanh - sạch - đẹp” “Ngày chủ nhật xanh”, “Ngày môi trường thế giới”….
Tổ chức thực hiện biện pháp
3.2.1.1. Nâng cao nhận thức về QL GDMT cho CBQL các nhà trường
GD là con đường ngắn nhất đưa mọi chủ trương chính sách pháp luật cũng như kiến thức về mọi mặt trong xã hội đến được với cộng đồng thông qua các nhà trường.
Trong đó GDMT là một trong những con đường thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong các nhà trường. Hiện nay GDMT là một vấn đề mang tính cấp bách, thời sự ở tất cả các quốc gia. Vì vậy là CBQL nhà trường người HT phải nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của GDMT đối với việc giáo dục toàn diện nhân cách HS nói chung và giáo dục nhân cách HS TH nói riêng. Từ đó đưa ra các biện pháp QL chỉ đạo phù hợp. Luôn quan tâm bồi dưỡng nhận thức đúng đắn cho đội ngũ GV, TPT về ý nghĩa và tầm quan trọng của GDMT trong giáo dục HS giai đoạn hiện nay, hướng tới mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Yếu tố mang tính quyết định của HT các nhà trường là QL, chỉ đạo và theo dõi thường xuyên để công tác GDMT có hiệu quả thực sự. HT cần đề ra những biện pháp động viên các thành viên trong nhà trường tham gia tích cực công tác GDMT, BVMT sử dụng những GV có tài, tâm huyết, có kỹ năng tổ chức một cách sáng tạo nhằm cuốn hút HS say mê với công tác GD, BVMT làm nòng cốt tổ chức hoạt động.
Để làm được như vậy bản thân người HT phải có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, tìm tòi nghiên cứu qua sách báo, tham khảo tài liệu liên quan đến quản
lý GD BVMT, phải tìm hiểu quán triệt các văn bản pháp qui, văn bản Nghị quyết của Đảng, các chỉ thị, các hướng dẫn của ngành có liên quan về QL, tổ chức thực hiện chương trình lồng ghép, tích hợp GDMT trong các môn học ở TH. Tham khảo ý kiến chuyên gia về chuyên ngành môi trường và bằng kinh nghiệm thực tế, do đặc thù ven biển nên HT các nhà trường cũng cần tìm hiểu về các nội dung liên quan đến môi trường biển đảo để hướng dẫn giáo viên thực hiện GDMT một cách thiết thực, sát với thực tế…
Công tác QL GDMT của HT còn nhiều khó khăn một phần do sự chỉ đạo của cấp trên chưa sâu rộng, năng lực tổ chức của GV còn hạn chế, CSVC còn thiếu thốn, nhận thức của các lực lượng ngoài nhà trường chưa cao, một phần do đặc trưng của GDMT là một hoạt động độc lập đòi hỏi có sự hiểu biết nhất định.
HT nhà trường ở các trường ven biển thành phố Hạ Long còn lúng túng trong chỉ đạo QL. Một kế hoạch cụ thể, sự chỉ đạo nghiêm túc, phân cấp quản lý phù hợp, quan tâm đầy đủ đến các yếu tố: nội dung, hình thức, cơ sở vật chất và đặc biệt là việc phối kết hợp giữa các lực lượng là yêu cầu được đặt ra cho các HT. Với thực tế hiện nay cần nỗ lực rất lớn mới đáp ứng được yêu cầu GDMT.
3.2.1.2. Nâng cao nhận thức về QL GDMT cho GV các nhà trường
Để giúp GV có nhận thức đúng đắn về QL GDMT cho HS TH tại nhà trường HT cần cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu và bồi dưỡng giáo viên. Hàng năm đưa GDMT vào nội dung bồi dưỡng thường xuyên như một nội dung bắt buộc. Đối với GV ở các nhà trường cần nhận thức rõ tầm quan trọng và vai trò của mình đối với công tác GDMT trong việc giáo dục toàn diện HS hiện nay. Trước hết để hoàn thành trọng trách của mình mỗi GV có kế hoạch phù hợp với môn học được phân công. GDMT dù là lồng ghép, tích hợp ở các môn học chính khóa hay các hoạt động ngoại khóa để quản lý tốt GV cần phân công cụ thể cho các em HS sao cho mọi thành viên đều được tham gia thực hiện những
nhiệm vụ phù hợp khả năng. Những chủ đề đưa ra hợp lý, sát với thực tiễn, tránh lặp lại giữa ngoại khóa với các môn học để tạo hứng thú cho HS học tập từ đó hình thành ý thức, hành vi thói quen tham gia BVMT. Bản thân mỗi giáo viên cũng cần không ngừng tự học, tự trau dồi, tìm hiểu những kiến thức thực tế về môi trường vùng ven biển nơi mình đang công tác.
Tổ chức các hoạt động giáo dục giúp HS hiểu rõ và nhận thức tốt về kiến thức MT, những khái niệm cơ bản như: rác thải, ô nhiễm MTt kiệm tài nguyên, tái chế, tái sử dụng cần được giới thiệu một cách cụ thể để HS hiểu. Thông qua các hoạt động hàng ngày: vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây cối, khuôn viên, vườn trường HS đã biết tự rèn luyện những kỹ năng cần thiết với MT. Từ đó hướng các em đến phạm vi rộng hơn như: tham gia các hoạt động thu gom rác thải, khơi thông cống rãnh tại khu phố, tổ dân, làm sạch bãi biển, trồng rừng ngập mặn, trồng cây xanh ở những nơi công cộng một cách tự giác, tích cực đồng thời biết cách lôi cuốn bạn bè, người thân cùng tham gia.
Qua các hoạt động thiết thực cụ thể giáo dục cho các em biết bảo tồn, bảo vệ nguồn nước, sinh vật thủy sinh, đa dạng sinh học ở Vịnh Hạ Long.
Dựa vào các phương tiện thông tin hệ thống phát thanh, các buổi nói chuyện, sinh hoạt, câu lạc bộ, sách báo, tờ rơi, tham quan, dã ngoại… tuyên truyền về các chủ đề thiết thực gắn với sinh hoạt, hoạt động thực tế của con người để giáo dục ý thức BVMT.
Muốn GDMT thực sự mang lại hiệu quả GV cần có những kiến thức, sự hiểu biết nhất định về môi trường phải tâm huyết và có sự đam mê.
Ở các trường Tiểu học nói chung các trường ven biển thành phố Hạ Long nói riêng GV chủ yếu tập trung vào công tác giảng dạy trên lớp, các hoạt động GD như GDMT chưa được quan tâm đúng mức. Dù nội dung GDMT trong các nhà trường hiện nay không mới, nhưng việc QL, chỉ đạo tổ chức hoạt động để thực hiện những nội dung đó ở TH vẫn là điều mới mẻ.
Quá trình GD mang tính lâu dài, hiệu quả của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố QL mang tính định hướng. Người QL, GV cần nắm rõ bản chất của quá trình GD để tổ chức các hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất.
3.2.1.3. Nâng cao nhận thức về GDMT cho phụ huynh và các lực lượng ngoài nhà trường
GDMT có những đặc thù riêng cần có rất nhiều nỗ lực mới thực hiện được, do vậy việc phối hợp các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường có khả năng lôi cuốn mọi thành phần tham gia các hoạt động là việc làm cần thiết. Phụ huynh ở các trường ven biển đôi khi còn hạn chế về trình độ do yếu tố vùng miền do vậy HT cần chỉ đạo giáo dục nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh và các lực lượng ngoài nhà trường như: đoàn thanh niên, hội phụ nữ, khu phố, tổ dân… thông qua các hình thức tuyên truyền trên các kênh thông tin: hệ thống phát thanh, các cuộc họp phụ huynh, mít tinh… với những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, vận động để họ hiểu được tầm quan trọng của GDMT hiện nay trong các nhà trường. Đồng thời chỉ đạo các đoàn thể trong nhà trường thực hiện nghiêm túc, có hệ thống hoạt động GDMT để họ phối hợp tham gia GDMT một cách hiệu quả. Các tổ chức: đoàn viên, hội phụ huynh, hội phụ nữ… cũng là lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền đến cộng đồng. Hiểu được những chủ trương nhà trường tuyên truyền họ sẽ tham gia tích cực, hỗ trợ GDMT với nhà trường và tạo điều kiện cho con em họ tham gia.
Tóm lại: Từ thực trạng quản lý GDMT ở các trường ven biển thành phố Hạ Long, chúng tôi nhận thấy: Tùy theo đối tượng HS, HT, cán bộ, GV các trường ven biển nắm rõ vai trò, vị trí, xác định nội dung, qui mô, phương pháp nghiên cứu và nhiệm vụ của mình, có bước chuẩn bị tốt, thông qua hoạt động thực tiễn có thể giúp các em từng bước hình thành ý thức, kỹ năng, hành vi, thói quen phát hiện và giải quyết các vấn đề về môi trường để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách HS trong các nhà trường.