Phương pháp thăm dò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học ở các trường ven biển thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 83 - 105)

8. Cấu trúc của Luận văn

3.4.3. Phương pháp thăm dò

Trưng cầu xin ý kiến các chuyên gia.

Trưng cầu xin ý kiến của cán bộ, GV (tổ trưởng chuyên môn) các trường ven biển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

3.4.4. Kết quả thăm dò

Bảng 3.1. Kết quả thăm dò mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý GDMT

TT Biện pháp quản lý Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1 Nâng cao nhận thức về QL GDMT 27 90 3 10

2 Tăng cường QL các nội

dung GDMT 26 87,6 4 12,4

3 Tăng cường rèn luyện kỹ

năng tổ chức GDMT 28 93,3 2 6,7

4 Tăng cường QL CSVC 24 80 6 20

5 Tăng cường phối hợp các

Bảng 3.2. Kết quả thăm dò mức độ khả thi của các biện pháp quản lý GDMT

TT Biện pháp quản lý

Mức độ

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

SL % SL % SL %

1 Nâng cao nhận thức về QL

GDMT 24 80 6 20

2 Tăng cường QL các nội dung

GDMT 25 83,3 5 16,7

3 Tăng cường rèn luyện kỹ

năng tổ chức GDMT 23 76,6 7 23,4

4 Tăng cường QL CSVC 21 70 9 30

5 Tăng cường và phối hợp các

lực lượng QL GDMT 22 73,3 8 26,7

Kết quả bảng số liệu cho thấy:

Về mức độ cần thiết: Bốn biện pháp đề xuất đều được các nhà QL đánh giá ở mức độ cao, có >=80% chuyên gia được hỏi đều có ý kiến cho rằng các biện pháp QL GDMT là rất cần thiết. Không có ý kiến nào cho là không cần thiết. Điều này chứng tỏ 5 biện pháp mà chúng tôi đưa ra là rất cần thiết để áp dụng vào việc QL thực hiện hoạt động GDMT trong giai đoạn hiện nay.

Về tính khả thi: 5 biện pháp đề xuất đều được các chuyên gia và các nhà quản lý đánh giá có tính khả thi cao. Có >= 70% chuyên gia và nhà QL được hỏi đều cho rằng các biện pháp là rất khả thi. Còn lại các nhà QL, chuyên gia đều cho là khả thi. Không có ý kiến nào cho là không khả thi. Từ đó cho thấy 5 biện pháp mà chúng tôi đưa ra đều có thể được áp dụng vào việc QL GDMT trong giai đoạn hiện nay.

Kết quả thăm dò đối với các nhà QL và chuyên gia đều phản ánh ý nghĩa rất thiết thực của các biện pháp QL GDMT. Kết quả này phản ánh sự nhận thức theo chiều hướng tốt của môn học. Do đặc trưng của GDMT, HT vừa quan tâm chỉ đạo việc dạy học trên lớp, vừa phải quan tâm đến công tác QL chỉ đạo các hoạt động GDMT ngoài giờ lên lớp.

Quản lý phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm có một MT phát triển GD lành mạnh thế hệ trẻ.

Quan tâm chỉ đạo kiểm tra đánh giá từng hoạt động, từng học kì, năm học để rút kinh nghiệm trong công tác QL, động viên khen thưởng tạo động lực cho GV, HS tham gia đầy đủ, tốt các hoạt động GDMT trong và ngoài nhà trường.

Tiểu kết chương 3

Dựa trên nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế tại 4 trường ven biển thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi xây dựng 5 biện pháp QL GDMT cho HS TH ở đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về quản lý GDMT. Biện pháp 2: Tăng cường quản lý nội dung GDMT.

Biện pháp 3: Tăng cường rèn luyện kĩ năng tổ chức GDMT cho GV. Biện pháp 4: Tăng cường quản lý CSVC.

Biện pháp 5: Tăng cường và phối hợp các lực lượng QL GDMT.

Các biện pháp trên phải tiến hành đồng thời, không có biện pháp nào được coi nhẹ mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Trước đây GDMT chưa thực sự được chú trọng ở cấp TH. Vì vậy việc QL tốt GDMT không chỉ khắc phục được hạn chế trước đây mà còn phát huy được mục tiêu GD toàn diện hiện nay. Tuy điều kiện để thực hiện các biện pháp GDMT ở mỗi trường khác nhau nhưng đều hướng tới một mục tiêu chung là đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung, chương trình mà cấp học yêu cầu. Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học mà bộ ngành Giáo dục triển khai.

Năm biện pháp QL GDMT đã được thăm dò tại các trường ven biển thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh đều khẳng định tính cấp thiết, tính hiệu quả của các biện pháp quản lý đó. Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà trường áp dụng trong thực tiễn quản lý GDMT cho HS TH ở các trường ven biển thành phố Hạ Long nói riêng và các trường ven biển trong cả nước nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

GDMT là một phần của công tác chuyên môn và là một bộ phận của GD ngoài giờ lên lớp. GDMT nhằm cung cấp và rèn luyện cho các em HS TH những kiến thức cơ bản về MT để dần hình thành thái độ, kỹ năng, tình cảm về MT xung quanh và những vấn đề về MT đặt ra trước mắt. GDMT là một hoạt động cơ bản GD ý thức, đạo đức cho HS TH giúp các em hình thành nhân cách để trở thành một công dân toàn diện thời đại mới.

HT quản lý GDMT bằng hệ thống các biện pháp có mục đích, có kế hoạch tác động lên các lực lượng nhằm đạt được các mục đích GDMT.

Thời gian qua GDMT ở các trường học nói chung, các trường ven biển thành phố Hạ Long nói riêng chưa được quan tâm đúng mức, từ nội dung, chương trình đến phương pháp giảng dạy của GV ở trên lớp cho đến việc chuẩn bị CSVC, kết hợp các hoạt động GDMT ngoài giờ học...

Nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của GDMT mọi người đều biết nhưng để hiểu một cách thấu đáo và triển khai thực hiện một cách có hiệu quả thì ở các trường ven biển thành phố Hạ Long còn bộc lộ nhiều hạn chế.

GDMT cho đến nay vẫn chưa trở thành một việc làm thường xuyên, một thói quen mặc dù thực tế hàng ngày có nhiều người đang trực tiếp và gián tiếp có những hành động phá hủy MT một cách mạnh mẽ.

Qua nghiên cứu thực trạng QL GDMT của HT ở các trường ven biển thành phố Hạ Long cho thấy còn nhiều bất cập:

HT đã nhận thức được vai trò quan trọng của GDMT trong nhà trường nhưng chưa đầy đủ, chưa chú ý đến kỹ năng nghiên cứu phát hiện và giải quyết các vấn đề về GDMT.

Những biện pháp về GDMT như xây dựng chương trình, hoạt động, quản lý thực hiện chương trình, đầu tư CSVC và phối hợp các lực lượng GDMT một cách tốt nhất còn mang tính chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng.

Đội ngũ GV chưa được bồi dưỡng về kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động GDMT, CSVC phục vụ cho công tác này chưa được khai thác triệt để, chưa được đầu tư thỏa đáng. Việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường đầu tư thêm CSVC để góp phần nâng cao chất lượng GDMT trong các nhà trường là cần thiết.

Các em HS thu thập kiến thức môi trường phần lớn qua kênh tuyên truyền, nhu cầu tham gia các hoạt động thực tiễn như: tham quan, trải nghiệm, sinh hoạt ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu có nội dung phong phú của các em là rất lớn để tạo hứng thú trong học tập.

Để chất lượng GDMT ở các nhà trường nói chung, các trường ven biển thành phố Hạ Long nói riêng ngày càng được nâng cao, cần tăng cường các biện pháp quản lý sau:

1. Nâng cao nhận thức về GDMT.

2. Tăng cường quản lý các nội dung GDMT. 3. Tăng cường rèn luyện kỹ năng tổ chức GDMT. 4. Tăng cường quản lý CSVC.

5. Tăng cường và phối hợp các lực lượng QL GDMT.

HT vừa phải quan tâm đến các hoạt động GDMT lồng ghép, tích hợp trên lớp vừa phải quan tâm đến các hoạt động GD ngoài giờ. QL, phối hợp tốt với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để chỉ đạo, tổ chức thực hiện GDMT sao cho hiệu quả tốt nhất. Bồi dưỡng về phương pháp, kỹ năng soạn bài có tích hợp, lồng ghép GDMT, tổ chức, kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm…

Chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá, tổng kết từng học kỳ, từng năm nhằm rút kinh nghiệm trong công tác quản lý đồng thời tạo động lực cho GV, HS tham gia tốt GDMT.

Qua kết quả thăm dò ý kiến của các chuyên gia và cán bộ QL các trường ven biển thành phố Hạ Long cho thấy các biện pháp đưa ra trên đây có thể chấp

nhận được. 5 biện pháp đưa ra đều có tính khả thi cao, có tính thực tiễn áp dụng phù hợp với cơ cấu tổ chức hoạt động cho HS TH ở các trường ven biển. Đó là cơ sở để các nhà trường tìm hiểu và ứng dụng.

Đề tài này còn là vấn đề cấp thiết, cần được quan tâm nghiên cứu sâu, rộng hơn. Nội dung đề tài có thể còn thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở giáo dục và đào tạo Quảng Ninh

Quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn nữa công tác GDMT ở các địa phương trong phạm vi toàn tỉnh. Chỉ đạo các Phòng Giáo dục có kế hoạch cụ thể GDMT trong từng năm học, từng giai đoạn phù hợp với tình hình địa phương.

2.2. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo Hạ Long

Có kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai đến cán bộ QL các trường về công tác GDMT đồng thời có kế hoạch kiểm tra sát sao hơn.

Phối hợp với phòng tài nguyên môi trường thành phố Hạ Long tập huấn về QL GDMT cho cán bộ QLGD các nhà trường theo các dự án trong nước và quốc tế.

Cung cấp đầy đủ tài liệu, tăng cường CSVC cho các nhà trường: chỉ đạo xây dựng phòng học bộ môn, tổ chức hoạt động, thiết bị nghe, nhìn, tranh ảnh…

Tổ chức tham quan thực tế, học hỏi các đơn vị điển hình.

2.3. Đối với BGH các trường ven biển TP Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh

CBQL, GV, các tổ chức đoàn thể, phụ huynh HS cần có nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của GDMT. Phối hợp chặt chẽ , đồng bộ giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng để ;àm tốt hơn công tác GDMT góp phần GD toàn diện HS.

Hàng năm các nhà trường cần tổ chức các đợt tập huấn tại chỗ để nâng cao năng lực tổ chức GDMT cho đội ngũ GV.

HT các nhà trường cần phối hợp với các cơ quan, tổ chức, xã hội trên địa bàn để huy động lực lượng tham gia, CSVC tổ chức GDMT. Tăng cường chỉ đạo kiểm tra đánh giá công tác GDMT cả trong và ngoài giờ lên lớp ở các trường ven biển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (2006), Phát triển con người và chỉ số phát triển con người, một số kiến giải lý luận và thực tiễn trong bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam, Hà Nội.

2. Báo cáo kết quả công tác quản lý môi trường năm 2014 - Sở tài nguyên môi trường Quảng Ninh.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Chương trình phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Sách giáo khoa và sách GV Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3; Sách Khoa học lớp 4, 5, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Giáo dục BVMT trong môn tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học cấp Tiểu học, Tài liệu bồi dưỡng GV, Hà Nội.

6. Các Mác, Ph.Ăng ghen (1993), Toàn tập, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội.

7. Điều lệ trường tiểu học, Ban hành theo quyết định số 51/2007/QĐ - BGD& ĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 8. Phạm Minh Hạc (1989), Hành vi và hoạt động,Nxb Giáo dục Hà Nội.

9. Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Hà Nội 10. Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hằng (1994), GDMT trong nhà trường

phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Vũ Thị Thu Hạnh (2012), Cơ chế giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, Nxb Chính trị - Hành chính.

12.Trần Thị Minh Hằng (2008), Đổi mới quản lý hoạt động dạy và học ở các trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo ,Đề tài khoa học cấp bộ.

13. Nguyễn Thị Hiền, Tập bài giảng bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm 2006-2007, Viện nghiên cứu sư phạm, Đại học Sư phạm Hà Nội.

14. Nguyễn Đình Hòe (2000), Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Vân Hương (2002), Một số biện pháp nâng cao chất lượng GDMT cho học sinh tiểu học, Luận án tiến sĩ Giáo dục, Đại học Sư phạm, Hà Nội.

16. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

17. Lê Văn Khoa (Chủ biên) (2005), Môi trường và Giáo dục bảo vệ môi trường, Nxb Giáo dục.

18. Lê Văn Khoa (Chủ biên), Đoàn Văn Tiến, Nguyễn Song Tùng, Nguyễn Quốc Việt (2009), Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giáo dục Việt Nam. 19. Luật Bảo vệ môi trường (1993)

20. Luật Bảo vệ môi trường (2005).

21. Luật giáo dục (2005), Nxb Lao động xã hội.

22. Nguyễn Văn Mậu (2003), Trái đất, Nxb Giáo dục Việt Nam.

23. Võ Trung Minh (2014), GDMT ở Tiểu học dựa vào trải nghiệm qua môn Khoa học, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. 24. Nguyễn Đăng Ngải (Chủ biên) ( 2008), San hô Vịnh Hạ Long, Nxb Giáo dục. 25. Nhiều tác giả (2008), Địa chất - địa mạo Vịnh Hạ Long, Nxb Giáo dục. 26. Nhiều tác giả (2008), Ngư dân trên Vịnh Hạ Long, Nxb Giáo dục.

27. Nhiều tác giả, (2010), Thực thi luật và chính sách Bảo vệ môi trường tại Việt Nam, Nxb Thông tin và truyền thông.

28. Nhiều tác giả (2011), Hỏi đáp về công tác Bảo vệ môi trường ở cơ sở, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

29. Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Văn Khang (1999), Một số phương pháp tiếp cận GDMT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30. Phạm Hồng Quang - Nguyễn Thị Thu Hằng (2015), Lý luận Giáo dục, Nxb Đại học Thái Nguyên.

31. Nguyễn Ngọc Quang (1990), Những vấn đề cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, trường cán bộ Quản lý giáo dục Trung ương, Hà Nội.

32. Hoàng Danh Sơn, Luật và chính sách Bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

33. Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Ninh, Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long (2002),

Giáo dục bảo tồn di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

34. Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Ninh, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long (2002),

Tài liệu Giáo dục bảo tồn di sản.

35. Nguyễn Văn Tâm (2005), Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.

36. Trần Đức Thạnh (2012), Sức tải môi trường Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long, Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ.

37. Nguyễn Nhật Thi, Đa dạng sinh học và giá trị nguồn lợi cá rạn san hô biển Việt Nam, Nxb Khoa học kĩ thuật.

38. Tổng quan hoạt động tuổi trẻ Bảo vệ môi trường 2011, Nxb Thanh Niên. 39. Tổng cục môi trường Việt Nam (2012), Kiến thức cơ bản bảo vệ môi

trường cho thiếu nhi.

40. Từ điển Tiếng Việt (1997), Nhà xuất bản Đà Nẵng.

Tài liệu tiếng Anh

41. The Environmental Management handbook, Bernard Taylor.

Tài liệu mạng

42. tailieu.vn

43. tusach.thuvienkhoahoc.com 44. www.ecoboat.org

PHỤ LỤC

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho CBQL, HT, PHT, TTCM, TPT))

Kính gửi các đ/c cán bộ quản lý các trường TH & THCS

Để giúp chúng tôi có cơ sở thực trạng về quản lý giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học ở các trường TH & THCS ven biển thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, mong các thầy cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề bằng cách đánh dấu (x) vào các ô, hoặc ô trống mà các thầy cô cho là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học ở các trường ven biển thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 83 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)