8. Cấu trúc của Luận văn
2.2.4. Thực trạng phối hợp các lực lượng QL GDMT ở các trường ven biển
thành phố Hạ Long
Cũng giống như các bộ môn văn hóa, GDMT cũng cần các thiết bị dạy học, đồ dùng học tập như: máy chiếu, đèn chiếu, băng đĩa, các loại tài liệu…điều kiện về không gian: phòng học, sân trường, hay các địa điểm để học sinh tham quan thực tế: nhà máy, bãi biển…Trong đó thiết bị dạy học có vai trò vô cùng quan trọng, nó tác động mạnh mẽ đến thái độ, hành vi, tình cảm của HS. CSVC có đầy đủ, kịp thời thì việc GDMT mới có hiệu quả. Do vậy người QL cần quan tâm đến việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường hỗ trợ và QL tốt CSVC phục vụ cho hoạt động này.
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát CBQL về QL CSVC cho GDMT ở 4 trường ven biển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
TT Nội dung
Mức độ thực hiện Thường
xuyên Đôi khi Không
thực hiện
SL % SL % SL %
1 Quản lý bàn ghế, phòng học,
trường lớp 12 92,3 1 7,7
2 Quản lý cảnh quan sư phạm 10 77 3 23 3 Quản lý trang thiết bị dạy học 9 69,2 4 30,7
4 Quản lý thư viện trường học 9 69,2 3 23 1 7,7 5 Quản lý các phương tiện
truyền thông 11 84,6 2 15,4
6 Quản lý khu vực bếp ăn, vệ
sinh 12 92,3 1 7,7
Kết quả điều tra cho thấy 12/13 (92,3%) cán bộ quản lý tốt CSVC như: bàn ghế, phòng học và khu vực bếp ăn, vệ sinh. Tuy vậy GV lên lớp còn thiếu tài liệu tham khảo, các thiết bị nghe nhìn, giáo cụ trực quan: máy chiếu, máy tính không phải lớp nào cũng có. Các chủng loại nói trên có liên quan mật thiết đến hiệu quả giáo dục trong nhà trường. CSVC là điều kiện quyết định thành công để GV thực hiện tiết dạy.
Để có được CSVC phục vụ tốt cho việc dạy và học nói chung, GDMT nói riêng ngoài việc chờ đợi sự cấp phát của cấp trên hay sử dụng ngân sách để mua sắm các thiết bị phụ vụ cho giảng dạy và tổ chức hoạt động thì hiệu trưởng các nhà trường cần linh động vận dụng xã hội hóa, phối kết hợp với các tổ chức xã hội vận động họ cùng chung tay. Đồng thời phối kết hợp tốt với các lực lượng ngoài nhà trường để tổ chức tuyên truyền giáo dục, tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế cho các em để GDMT cho HS TH mang lại hiệu quả
và ý nghĩa sâu sắc. Những trải nghiệm thực tế không chỉ giúp các em ghi nhớ nhanh những gì vừa học mà còn giúp hình thành kĩ năng BVMT.
Ở các trường ven biển thành phố Hạ Long việc phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường chưa được HT quan tâm một cách thỏa đáng.
Điều này thể hiện qua kết quả khảo sát các bậc phụ huynh với câu hỏi anh chị đã GD con em ý thức thực hiện BVMT như thế nào, kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát việc QL GD con em BVMT của phụ huynh
TT Nội dung
Mức độ thực hiện Thường
xuyên Đôi khi Không
thực hiện
SL % SL % SL %
1 Bỏ rác đúng nơi qui định 56 93,3 4 6,7 2 Tích cực tham gia trồng thêm
cây xanh 45 75 10 16,7 5 8,3
3 Vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi
ở sạch sẽ 50 83 10 17
4 Nên sử dụng các sản phẩm
tái chế 15 25 10 16,7 35 58,3
5 Thu gom rác thải hàng ngày 52 86,7 6 10 2 3,3 6 Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa 12 20 20 33,3 28 46,7 7 Tái sử dụng một số vật dụng:
chai, lọ, túi nilon 35 58,3 15 25 10 16,7 8 Vận động những người xung
quanh bảo vệ môi trường 22 36,7 25 41,7 13 21,6 9 Sẵn sàng tham gia vào các
Kết quả ở bảng trên thể hiện sự kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh còn lỏng lẻo, còn tới 58,3% phụ huynh được khảo sát không hướng dẫn con em mình sử dụng các sản phẩm tái chế và với tỷ lệ rất khiêm tốn là 12% phụ huynh dạy con em hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để BVMT. Điều đó cho thấy CBQL và GV chưa phát huy hết tiềm năng về GDMT của lực lượng ngoài nhà trường. Làm cho họ chưa chú tâm, nhiệt tình vào công tác QL và GD con em những hành vi đúng đắn đối với MT.
Kết quả trên cũng chứng tỏ nhận thức về QL GDMT ở phụ huynh chưa đồng đều, nhiều người chưa nắm được những nội dung cần GD cho thế hệ trẻ hiện nay như: việc sử dụng các sản phẩm tái chế, hạn chế sử dụng túi nilon, chất tẩy rửa. Cần tham gia tích cực vào các hoạt động tái sử dụng chai lọ, vận động người khác cùng tham gia BVMT… Hàng năm các nhà trường chỉ kết hợp với đoàn thanh niên hoặc các công ty du lịch cho các em tham gia dọn vệ sinh bãi biển một cách thụ động (khi có ý kiến của cấp trên) mà chưa tranh thủ nguồn lực rất lớn còn tiềm tàng trong đội ngũ phụ huynh học sinh. Các nhà trường chưa thực sự chủ động trong các hoạt động GDMT mang tính thực tế tại địa phương.