Trình độ, năng lực của CBQL, GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học ở các trường ven biển thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 32)

8. Cấu trúc của Luận văn

1.4.2. Trình độ, năng lực của CBQL, GV

GDMT không phải là một môn học độc lập trong chương trình phổ thông hiện hành mà được tích hợp lồng ghép trong các môn học. Kiến thức về môi trường rất phong phú, đa dạng đòi hỏi CBQL và GV phải tìm tòi, tự học, đọc nhiều trong khi quĩ thời gian dành cho việc này của mỗi CBQL và GV có hạn do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan:

Thời gian dành cho việc soạn giảng, lên lớp, nhận xét học sinh theo thông tư 30, sinh hoạt chuyên môn… đã chiếm gần hết quĩ thời gian của GV, đối với CBQL thời gian còn ít hơn do đặc thù của công tác QL, thêm vào đó tài liệu về GDMT ở thư viện các nhà trường không nhiều, thiết bị nghe nhìn ở một số trường còn thiếu thốn…

Sự hiểu biết và kiến thức hạn chế về lĩnh vực GDMT sẽ đưa đến xác định sai lệch mục tiêu, nếu năng lực QL hạn chế sẽ dẫn đến việc quản lý lỏng lẻo thiếu chính xác, kém hiệu quả trong công tác QL GDMT ở các nhà trường ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành ý thức, thái độ, hành vi của các em HS.

1.4.3. Các yếu tố khác

Ngoài trình độ, năng lực nhà QL và đặc điểm tâm lý HS TH thì các yếu tố như: kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến QL GDMT.

Ở những vùng kinh tế phát triển nhận thức của người dân sẽ khá hơn công tác phối hợp QL GDMT giữa chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các bậc phụ huynh và nhà trường sẽ được thực hiện tốt hơn, CSVC phục vụ cho QL GDMT cũng đầy đủ hơn. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế sẽ kéo theo văn hóa xã hội phát triển làm cho công tác QL GDMT khó khăn hơn do nhận thức của người dân về GD, BVMT trong cộng đồng không đồng đều.

Tiểu kết chương 1

QL GDMT được phân tích từ lịch sử nghiên cứu dựa vào các khía cạnh sư phạm, quản lý GD trong nhà trường mà chủ thể quản lý là Hiệu trưởng, các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng phối hợp.

Cơ sở lý luận cho thấy QL GDMT gồm nhiều nội dung, từ việc lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, chỉ đạo thực hiện đến việc kiểm tra đánh giá kết quả GDMT, do đó người cán bộ QL phải vận dụng những quan điểm của Đảng và nhà nước về GDMT: Chỉ thị, nghị quyết, văn bản của Bộ, của ngành GD liên qua để thực hiện nghiêm túc, đầy đủ vai trò trách nhiệm của mình thông qua thu hút, phân công, điều chỉnh, giám sát GDMT cho học sinh tiểu học ở các trường ven biển một cách có hệ thống để đạt hiệu quả. Đồng thời huy động tối đa các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) của mình trong QL GDMT.

Trong công tác QLGD nói chung, QL GDMT cho học sinh tiểu học ở các trường ven biển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nói riêng là một việc làm quan trọng, góp phần đào tạo toàn diện thế hệ trẻ, đặc biệt là HS bậc TH - ở độ tuổi đang phát triển và cơ sở ban đầu hình thành nhân cách là một trong những biện pháp có tính bền vững và hữu hiệu nhất trong các biện pháp thực hiện mục tiêu GDMT và phát triển bền vững đất nước.

Phân tích các yếu tố của chủ thể quản lý đối với GDMT và các mối quan hệ giữa đối tượng quản lý để tiến hành các hoạt động vì đây là định hướng lý luận cần thiết khi xác định các biện pháp QL GDMT theo định hướng GD toàn diện HS TH.

Để QL GDMT cho HS TH ở các trường ven biển cần có những biện pháp cụ thể, đồng bộ hợp quy luật của chủ thể QL tác động lên đối tượng QL trong việc tổ chức thực hiện GDMT.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở CÁC TRƯỜNG VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẠ LONG,

TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và Giáo dục - Đào tạo thành phố Hạ Long Đào tạo thành phố Hạ Long

2.1.1.Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội

Thành phố Hạ Long được thành lập theo Nghị định số 102 NĐ-CP ngày 27/12/1993 của Chính phủ trên cơ sở thị xã Hòn Gai cũ, là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh.

Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh có diện tích 22.250 ha, có 20 đơn vị hành chính với số dân là 215.795 (theo thống kê tháng 4 năm 2009), hình thành 5 vùng kinh tế, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của thành phố, có cảng biển với chiều dài bờ biển dài gần 50km, có Vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thế giới và năm 2011 đã được bầu chọn là kỳ quan thiên nhiên của thế giới mới.

Hạ Long có nền văn hóa lâu đời, văn hóa Hạ Long đã được đánh dấu như một bước tiến của người Việt. Các địa chỉ lịch sử, các sinh hoạt văn hoá và sinh cảnh, các đồi thông, các công viên và đặc biệt lễ hội Carnaval và ẩm thực Hạ Long là yếu tố đặc trưng của thành phố này.

Hạ Long là vùng đất nhiều tiềm năng về du lịch, ngư nghiệp, có hệ sinh thái biển hết sức đa dạng, phong phú. Là trung tâm văn hóa, chính trị và du lịch của tỉnh Quảng Ninh với vị trí thuận lợi hàng năm Hạ Long đón tới hơn 7 triệu lượt khách du lịch. Do sự phát triển của các loại hình du lịch, dịch vụ, việc kinh doanh, dịch chuyển cơ cấu kinh tế đã và đang làm cho môi trường trong sạch dần đã bị phá vỡ, không còn như xưa nữa. Rác thải ngày một nhiều hơn, chất thải từ hoạt động khai thác than hầm lò, từ các hoạt động tàu du lịch làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước Vịnh Hạ Long…

Nguyên nhân chủ yếu:

Công tác GDMT của chính quyền các cấp, của các nhà trường còn yếu. Nhận thức của người dân và hành động bảo vệ môi trường còn kém. Cán bộ quản lý các nhà trường chưa tự nâng cao nhận thức trong việc quản lý GDMT trong nhà trường.

Các cấp, các cơ quan đơn vị đến người dân chưa nhận thức đúng, đủ và chưa có hành động đúng, đủ, thiết thực vì môi trường.

2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục của thành phố Hạ Long

Hệ thống giáo dục ở thành phố Hạ Long được phủ kín đáp ứng yêu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn. CSVC ở các trường trên địa bàn thành phố hầu hết khang trang với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu dạy và học.

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được đào tạo chính qui đạt chuẩn và trên chuẩn, được bổ sung thường xuyên và được bồi dưỡng nâng cao trình độ, một số trường CBQL đã có trình độ thạc sĩ. CBQL có độ tuổi trên 50 nên ngại theo học các lớp bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ, một số CBQL mới được bổ nhiệm còn non yếu về nghiệp vụ QL. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác đổi mới QL hiện nay ở một số trường trên địa bàn thành phố Hạ Long.

Các cơ quan và chính quyền thường xuyên quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là ý thức trách nhiệm của nhân dân đã có nhiều tiến bộ.

Mạng lưới trường lớp ở thành phố Hạ Long

(Theo báo cáo tổng kết năm học 2014- 2015 số 405/PGD & ĐT ngày 10/6/2015)

Tổng số đội ngũ GV toàn ngành: 2332 cán bộ giáo viên (trong đó: Biên chế: 1800, hợp đồng: 532) Tiểu học: 931 người, biên chế: 778, hợp đồng: 153; Phòng giáo dục: 23, biên chế: 22, hợp đồng: 01.

Đội ngũ cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý đảm bảo về số lượng, tương đối ổn định về cơ cấu, có trình độ đào tạo đạt chuẩn, có chuyên môn, nghiệp vụ và tâm huyết với nghề. Công tác bồi dưỡng giáo viên, công tác đào tạo nghiệp vụ, nâng cao trình độ hàng năm được chú trọng. Phối hợp các cơ sở có chức năng đào tạo, mở các lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn, cán bộ quản lý, các lớp chính trị …

Về phát triển mạng lưới trường lớp và qui mô học sinh: Tổng số có: 68 trường

- Tiểu học: 17 trường công lập

- TH & THCS: 04 trường công lập, 02 trường ngoài công lập * Số học sinh huy động vào các cấp, bậc học: 33.743 học sinh - Tiểu học: 21.192 học sinh

Chất lượng giáo dục các bậc học của Hạ Long luôn dẫn đầu trong số 14 huyện thị của tỉnh Quảng Ninh, số lượng học sinh giỏi các cấp luôn ở mức cao. 100% các trường thực hiện đúng chương trình theo qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý.

Định hướng phát triển:

Phát triển Giáo dục đào tạo của thành phố trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho phát triển thành phố và của Tỉnh. Tập trung phát triển sự nghiệp Giáo dục đào tạo, nhanh chóng xã hội hóa, chuẩn hóa các trường học và đội ngũ giáo viên. Nâng cao chất lượng dạy và học, khuyến khích tạo điều kiện để tổ chức và mở rộng mạng lưới trường lớp theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Tăng cường quản lý nhà nước về Giáo dục đào tạo, huy động mọi nguồn lực xã hội chăm lo CSVC, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục.

2.2. Thực trạng QL GDMT ở các trường ven biển thành phố Hạ Long

Những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục thành phố Hạ Long đã tách các trường TH và THCS thành các trường theo từng cấp học riêng, tuy vậy vẫn còn 4 trường ven biển vẫn đồng thời tồn tại 2 cấp học trong

một nhà trường. Đó là các trường: TH & THCS Hùng Thắng, TH & THCS Tuần Châu, TH & THCS Bãi Cháy 2, TH & THCS Minh Khai. Các trường này đều nằm ở các phường ven biển của thành phố Hạ Long. Học sinh hầu hết là con em những người dân làm ngư nghiệp, một số ít là buôn bán nhỏ và dịch vụ, du lịch. Dân trí không đồng đều, mức sống của nhân dân ở các làng chài còn nghèo. Vẫn còn phụ huynh chưa biết chữ, nhận thức còn hạn chế. Sức học và độ tuổi của học sinh không đồng đều, còn có học sinh học hoà nhập.

Giáo viên ở các trường đều được đào tạo chuẩn chính qui Đại học và cao đẳng, đội ngũ trẻ nhiệt tình tâm huyết với nghề. Chính quyền địa phương và các cấp, các ngành luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Các nhà trường đều quan tâm đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, xây dựng CSVC, nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, chỉ đạo phối hợp tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động... từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Từ năm học 2013-2014 Bộ giáo dục đã triển khai việc đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 32 sau đó là thông tư 30 được thực hiện từ 15 tháng 10 năm 2014 nhằm tiến tới đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trong những năm tiếp theo và giảm bớt áp lực cho phụ huynh, học sinh và giáo viên trong các nhà trường...

Tuy nhiên các trường này đều xa trung tâm thành phố nên trước đây GV chưa yên tâm công tác, nhiều đồng chí chỉ công tác một vài năm rồi lại chuyển về các trường trung tâm gây khó khăn cho công tác QL, rèn giũa đội ngũ.

Đội ngũ HT, phó hiệu trưởng các trường ven biển ở thành phố Hạ Long:

Số hiệu trưởng + phó Độ tuổi Trình độ Đào tạo ĐH-Ths Trình độ nghiệp vụ Trình độ cao cấp LLCT Từ 35-50 Trên 50 Đã học nghiệp vụ QL Chưa học nghiệp vụ QL 13 8 5 13 11 02 0

Nhìn chung đội ngũ HT, phó hiệu trưởng đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Số HT được bồi dưỡng nghiệp vụ QL là 100%. Đa số các HT đều có kinh nghiệm QL và tâm huyết với nghề, say mê công việc. Trong số các CBQL được đào tạo thạc sỹ (có 40% số HT, phó hiệu trưởng đã học và một số đang theo học cao học QLGD). Điều này chứng tỏ công tác bồi dưỡng CBQL rất được quan tâm, chắc chắn đây là một trong những nhân tố góp phần thú đẩy sự phát triển của bậc học.

Đội ngũ CBQL vẫn bộc lộ một số điểm yếu, nhất là về mặt nghiệp vụ quản lý ở một số phó HT mới được bổ nhiệm chưa qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD, một số HT tuổi trên 50 ngại theo học các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ. Do vậy thiếu cơ sở lý luận nên thường bị động, hiệu quả công tác không cao, mất nhiều thời gian để hoàn thành công việc.

Trong công tác QL đặc biệt là QL GDMT còn gặp nhiều khó khăn.

Những năm gần đây cùng với sự phát triển của địa phương, sự quan tâm của các cấp, các ngành đặc biệt từ khi Ban chấp hành trung ương khóa 11 đã ban hành nghị quyết số 29- NQ/TW tại hội nghị lần thứ 8 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đội ngũ CBQL ở các trường nói chung, các trường ven biển Hạ Long nói riêng đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, tuy ở các mức độ khác nhau, nhưng cơ bản đã trang bị những cơ sở lý luận cần thiết cho HT QL tốt hơn các công tác trong nhà trường.

Thực tế nhiều năm qua thành tích ở bậc học TH vẫn ổn định và phát triển. Tuy nhiên so với yêu cầu còn bộc lộ nhiều hạn chế: các môn học còn mang tính hàn lâm, QL còn nặng về hoạt động dạy và học chưa chú trọng đến các kỹ năng của HS, thiếu nhạy bén với các vấn đề thực tế mới nảy sinh thể hiện rõ nét nhất là quản lý GDMT. Từ ngày 28 tháng 8 năm 2014 Bộ giáo dục ban hành thông tư 30/2014 và ngày 15 tháng 10 năm 2014 thực thi qui định về đánh giá HS TH. Thông tư này góp phần khuyến khích tinh thần học tập và giảm áp lực cho các em HS ở tất cả các bộ môn.

Giáo dục BVMT không chỉ là trách nhiệm của riêng các nhà trường mà của toàn xã hội. Ý thức, hành vi, trách nhiệm BVMT cần được giáo dục từ khi các em mới cắp sách đến trường. Quản lý GDMT là một phần công tác QL của người HT, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện trong nhà trường, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi và biến động của xã hội.

Thực trạng QL GDMT của đề tài này tập trung chủ yếu nghiên cứu những vấn đề sau:

* Thực trạng nhận thức của cán bộ QL về:

- Vai trò của GDMT cho HS TH ở các trường TH & THCS ven biển thành phố Hạ Long.

- Vai trò của người quản lý GDMT cho HS TH ở các trường TH & THCS ven biển thành phố Hạ Long.

* Thực trạng QL GDMT cho HS TH ở các trường ven biển thành phố Hạ Long - Thực trạng QL các nội dung GDMT

- Thực trạng rèn luyện kỹ năng GDMT

- Thực trạng phối hợp các lực lượng hỗ trợ QL GDMT

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi đã tiến hành khảo sát các đối tượng, kết quả khảo sát được thống kê thành các bảng đánh giá như sau:

2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL về GDMT và QL GDMT cho HS TH ở các trường ven biển thành phố Hạ Long ở các trường ven biển thành phố Hạ Long

- Nhận thức về vai trò của GDMT cho HS TH ở các trường ven biển. Qua khảo sát 13 đồng chí cán bộ quản lý về tầm quan trọng của GDMT cho HS TH ở các trường ven biển, 100% CBQL cho rằng GDMT có tầm quan trọng nhất định trong nhà trường. Khi CSVC ngày càng đầy đủ, trường lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học ở các trường ven biển thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)