Tăng cường quản lý các nội dung GDMT cho HS T Hở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học ở các trường ven biển thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 70 - 75)

8. Cấu trúc của Luận văn

3.2.2. Tăng cường quản lý các nội dung GDMT cho HS T Hở các

nâng cao nhận thức, hình thành ý thức, kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề về môi trường cho HS TH tạo hứng thú cho các em học tập, khắc sâu kiến thức khi có sự hòa nhập GDMT vào các môn học và các hoạt động giáo dục thể hiện ở hai mặt: phẩm chất và năng lực. Sự ô nhiễm môi trường ở các địa phương đặc biệt là các khu vực ven biển đang có những tác động trực tiếp, gay gắt đến đời sống nhân dân như nước thải, rác thải từ các khu vực kinh doanh du lịch, dịch vụ, từ khu vực chế biến thủy hải sản thì vai trò quan trọng lại được đặt lên vai các thầy cô giáo tại các nhà trường. Để đào tạo lớp người trẻ phát triển toàn diện người HT càng không thể buông lỏng công tác QL.

Do vậy HT các trường ven biển thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh cần sâu sát hơn trong chỉ đạo quản lý GDMT cho HS TH, cần có một kế hoạch QL theo một qui trình nghiêm túc, phải chỉ đạo quyết liệt và tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên.

Phải xây dựng các mô hình điểm, tích cực, sắc nét như: các câu lạc bộ BVMT, thành lập hội tình nguyện vì môi trường trong trường học...

Phải kết hợp với các ban ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội giáo dục, quản lý BVMT…

Hơn nữa cần huy động lực lượng toàn xã cùng tham gia GD, BVMT, rút kinh nghiệm, khắc phục khó khăn để GDMT thực sự có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cấp bách của xã hội đang đặt ra tại các vùng ven biển.

3.2.2. Tăng cường quản lý các nội dung GDMT cho HS TH ở các trường ven biển ven biển

Mục tiêu của biện pháp

CBQL, GV các nhà trường thực hiện đầy đủ đúng quy định về nội dung GDMT lồng ghép tích hợp trong các môn học cũng như các hoạt động ở bậc tiểu học nhằm giúp cho kế hoạch dạy học của GV đi vào nề nếp, đảm bảo cho việc GDMT nhẹ nhàng, tự nhiên phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS nhằm đạt được mục tiêu phát triển toàn diện.

Nội dung của biện pháp

Căn cứ vào nội dung chương trình lồng ghép tích hợp theo qui định của Bộ Giáo dục trong các môn học, GDMT tập trung vào các nội dung:

- Các khái niệm về môi trường: đất, nước, không khí, động thực vật… - Ô nhiễm môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (rác thải, túi nilon, hóa chất…).

- Cách thức bảo vệ môi trường (trồng cây xanh, bỏ rác đúng nơi quy định, giữ vệ sinh trường lớp…).

Ngoài nội dung lồng ghép, tích hợp ở các môn học còn có các nội dung GDMT trong các hoạt động giáo dục: vẽ tranh BVMT, thi tìm hiểu về môi trường, chiến dịch làm sạch môi trường ở các bãi biển, bờ sông, trên các đảo ven bờ, …

Tổ chức thực hiện biện pháp

2.2.2.1. Quản lý nội dung lồng ghép tích hợp GDMT thông qua các môn học

QL GDMT không giống như quản lý các bộ môn văn hóa, không có hệ thống, không có chương trình, sách giáo khoa, không có đội ngũ GV được đào tạo đúng chuyên ngành, chuyên môn hóa…nội dung kiến thức GDMT nằm rải rác ở các môn học, các tài liệu mang tính chuyên ngành đòi hỏi người HT phải có kiến thức nhất định về MT, chọn lọc những nội dung phù hợp, phải tăng cường công tác QL sao cho GDMT ở các trường ven biển đạt được mục đích cuối cùng là HS được trang bị kiến thức, một ý thức trách nhiệm cao cả đối với sự phát triển bền vững của địa phương, một kỹ năng biết đánh giá vẻ đẹp thiên nhiên và biết tham gia giải quyết những vấn đề về MT ngay nơi mình sinh ra và lớn lên.

Trước hết HT cần tăng cường công tác QL kế hoạch GDMT của GV đối với các môn học có lồng ghép tích hợp. Các nội dung phải phù hợp với từng môn, lớp học thậm chí bài học. Nội dung lồng ghép của môn địa lý sẽ khác với môn khoa học hay môn TNXH, tích hợp GDMT ở lớp 1,2, 3 khác với nội dung ở lớp 4, 5. Nội dung muốn lồng ghép, tích hợp về sử dụng và tiết kiệm năng lượng khác với nội dung về trồng cây xanh, thu gom rác…

Mỗi tiết học có lồng ghép hay tích hợp nội dung GDMT cần cụ thể, rõ ràng phù hợp với nội dung và thời lượng tiết dạy, bài dạy đảm bảo HS tiếp cận được kiến thức, để các em có thể hiểu để vận dụng vào thực tế cuộc sống. Ở các trường ven biển nội dung GDMT biển đảo cần được chú trọng hơn cả vì nó gắn với thực tế, với sự phát triển sống còn của môi trường sống của các em.

Trước hết bản thân hiệu trưởng phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực này, chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng và xây dựng chương trình GDMT.

Nhằm thống nhất nội dung các bài học, các khối học HT có thể giao cho các tổ chuyên môn xây dựng chương trình vì kiến thức tích hợp trong hầu hết các môn học. Từ việc sắp xếp theo bài, theo môn, theo khối HT dễ dàng kết hợp được QL chương trình bộ môn và GDMT một cách thuận lợi.

HT chỉ đạo, hướng dẫn GV theo nhóm, theo tổ xây dựng giáo án mẫu ở những tiết khó, bài khó để họ có thể tham khảo nhằm thống nhất về mục đích, yêu cầu và nội dung kiến thức GDMT lồng ghép để tránh lệch lạc xảy ra. GV cần có giáo án trước khi lên lớp, các đồ dùng, thiết bị dạy học phù hợp với tiết học cần phải được chuẩn bị như: tranh ảnh, tài liệu liên quan…sau các tiết dạy giáo viên tự rút kinh nghiệm về những kiến thức, phương pháp GDMT để tích lũy tạo nguồn tư liệu cho quá trình giảng dạy.

Ngoài ra HT kiểm tra thường xuyên, định kỳ về CSVC, tài liệu, kiểm tra biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng, theo dõi tiến độ thực hiện chương trình, giải quyết kịp thời những khó khăn mà giáo viên đề xuất ( như đồ dùng dạy học, tài liệu…), tạo điều kiện để GV có thể chuẩn bị tốt tiết dạy.

Song song với việc dự giờ chuyên môn, HT cần có kế hoạch dự giờ các tiết có lồng ghép tích hợp GDMT ngay từ đầu năm học. Trên cơ sở nội dung chương trình đã biên soạn, kế hoạch dự giờ nên tập trung vào những môn học mang tính trọng tâm và dàn đều các môn trong kỳ học, năm học. Dự nhiều GV khác nhau ở đầy đủ các môn ở các khối lớp. Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn

GV dạy và dự giờ nghiêm túc, tập trung nghiên cứu tiết, bài đã lựa chọn, thống nhất nội dung khi dự giờ và phân tích sư phạm. HT cũng chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch dự giờ theo đợt, theo kỳ phù hợp với kế hoạch chung của nhà trường. Chủ động thực hiện kế hoạch, phân công GV dạy và mời HT, phó hiệu trưởng dự. HT nhất thiết phải tham gia các tiết thao giảng và phân tích bài dạy. Qua đó giúp GV các tổ định hướng, phân tích, đánh giá giờ dạy theo đúng mục tiêu, đồng thời kết luận những mặt đã đạt được, những tồn tại cần khắc phục để GV từng bước vận dụng vào tiết dạy.

Việc kiểm tra đánh giá HS cũng cần được thực hiện thường xuyên đối với các môn cốt lõi có phần kiến thức GDMT, GV cần thảo luận nội dung kiểm tra (câu hỏi, hình thức kiểm tra, thời lượng kiểm tra) sao cho hợp lý. Nội dung đánh giá sao cho HS có cơ hội thể hiện về nhận thức, thái độ để hình thành hành vi đối với MT. HT cần kiên trì chỉ đạo quản lý việc kiểm tra tạo thói quen cho GV và HS đồng thời kết hợp với các hình thức GD khác để HS từng bước hình thành thái độ, hành vi đúng đắn đối với việc BVMT.

3.2.2.2. Quản lý nội dung GDMT độc lập (ngoài giờ lên lớp)

Do GDMT là một nội dung của hoạt động ngoài giờ lên lớp, dựa vào chương trình HT chỉ đạo các tổ lập kế hoạch theo năm học, kỳ học hay từng tháng. Tùy từng kế hoạch để chi tiết về nội dung, thời gian, hình thức tổ chức… Nên kết hợp tổ chức hoạt động vào các ngày có ý nghĩa trong năm như: ngày đất ngập nước, ngày thế giới vì môi trường…

Ngoài ra HT lập kế hoạch GDMT trên phạm vi toàn trường dựa trên cơ sở của các tổ chuyên môn. Công tác tuyên truyền được thường xuyên lưu ý. Vai trò của nhà trường đối với việc phổ biến tuyên truyền đến các em HS và mọi tầng lớp nhân dân là rất quan trọng. Các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về GDMT có đến được với đại phương, với cộng đồng hay không một phần dựa vào nhà trường.

HT cần thống nhất với các tổ chuyên môn trong việc lựa chọn những hoạt động có nội dung phong phú, có tính giáo dục cao, đảm bảo thuận lợi cho việc tiến hành kết hợp với các hoạt động giáo dục khác.

Trong quá trình lập kế hoạch HT cần bám sát các nội dung phần cứng do cấp trên (Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục) triển khai hàng năm như: Tuần lễ vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, ngày đất ngập nước, tuần lễ nước sạch…

Đồng thời chỉ đạo GV lập kế hoạch theo sự phân cấp của BGH với các nội dung yêu cầu ở tổ chuyên môn. Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương. Hàng năm có bổ sung về nội dung, qui mô, hình thức tổ chức dựa trên thực tế rút kinh nghiệm từ những hoạt động đã tổ chức.

Đối với nội dung GDMT thì kiểm tra, đánh giá HS thông qua các hoạt động quan trọng hơn nhiều so với trên lớp. Vì qua các hoạt động trực tiếp, thực tế đó các em tiếp thu được nguồn tri thức tự nhiên để hình hành thái độ, hành vi một cách rõ ràng hơn, thực tế hơn. Việc kiểm tra đánh giá giúp các em hình thành đạo đức MT, tạo nên các giá trị (cử chỉ, hành vi) mà con người ứng xử với thiên nhiên, với MT sống xung quanh.

Việc kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới nhiều hình thức: thi vẽ tranh, làm những sản phẩm tái chế, hùng biện về BVMT, tạo cảnh quan khuôn viên, lớp học…cũng có thể quan sát HS trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày: vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi học tập, ăn ở tại nhà trường (học sinh học bán trú), thái độ hành vi ứng xử với MT… ở mọi lúc, mọi nơi.

GDMT được triển khai đến mọi thành phần trong xã hội, nhưng nhà trường là cái nôi quan trọng, do vậy việc tập trung GDMT cho HS tiểu học không chỉ mang lại kết quả hiện tại mà còn đạt những lợi ích mang tính lâu dài. Về qui mô cũng như nhiệm vụ GV là người có tác động hữu hiệu nhất. Vì vậy việc chỉ đạo bồi dưỡng những nội dung GDMT cho GV là vô cùng cần thiết, là

hoạt động mang tính nền tảng cơ bản, quyết định việc nâng cao chất lượng GDMT trong các nhà trường nói chung, các trường ven biển thành phố Hạ Long nói riêng.

HT các nhà trường cần tập huấn cho GV về kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động GDMT. Hướng dẫn công tác lập kế hoạch cho GV, TPT những hoạt động lớn mang tính trọng tâm, trọng điểm về GDMT trong năm học.

Bản thân HT cũng cần có kế hoạch cụ thể phối hợp QL cùng với các lực lượng GD, các cơ quan liên quan ngoài nhà trường để tổ chức thực hiện các hoạt động thực tế ngoài trường học. Ở các trường ven biển thành phố Hạ Long việc kết hợp với các công ty du lịch để tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế không quá khó khăn, nhất là vào thời gian cuối năm học (đầu mùa hè). Các nhà trường có thể kết hợp tổ chức cho các em thu gom rác trên vịnh, bãi biển, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh… vừa giúp các em thăm được cảnh đẹp quê hương vừa chung tay gìn giữ bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học ở các trường ven biển thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh​ (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)