8. Cấu trúc của Luận văn
1.3.2. Quản lý xây dựng kế hoạch và lựa chọn hình thức GDMT cho HS TH
Quản lý việc xây dựng kế hoạch là khâu quan trọng nhất và có tính tiên quyết trong công tác quản lý. Kế hoạch thường được xây dựng dựa trên các chỉ thị, nhiệm vụ năm học, các văn bản hướng dẫn, chương trình, chủ điểm…. Và căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, địa phương.
Kế hoạch cần ghi rõ mục tiêu, nội dung chương trình, thời gian thực hiện, người phụ trách, lực lượng tham gia, địa điểm và các điều kiện để thực hiện kế hoạch….
Kế hoạch có thể: theo chủ điểm, học kì, cả năm học…. trong đó kế hoạch cả năm đóng vai trò xác định rõ mục tiêu, nội dung chương trình, các danh mục cần thực hiện, cách thức tổ chức mang tính định hướng, bao quát toàn bộ hoạt động GD xuyên suốt năm học.
Một kế hoạch tốt, chi tiết, cụ thể sẽ tăng tính hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực sẽ hạn chế được rủi ro trong quá trình triển khai thực hiện đồng thời kế hoạch tốt làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá được khách quan, chính xác.
Để thực hiện kế hoạch và yêu cầu đề ra, công tác tổ chức có vai trò quyết định hiệu quả GD của các trường.
Do đặc điểm lứa tuổi HS TH hiếu động, tập trung chưa cao hay bị phân tán vì vậy việc lựa chọn nội dung và hình thức GD phù hợp lứa tuổi và đặc điểm tâm lý để công tác tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.
Lứa tuổi TH các em đã làm quen và tiếp nhận các kiến thức sơ đẳng về khoa học và được nâng cao dần. GDMT có thể theo hình thức nội khóa: lồng ghép trong các môn học, hoặc khai thác nội dung trong các môn học: TNXH ở lớp 1, 2, 3 Khoa học, Địa lý khối 4, 5... Cũng có thể là hình thức ngoại khóa như: vẽ tranh, trồng cây vườn trường, xây dựng các câu lạc bộ, thực hiện các hoạt động trải nghiệm thực tế…
Tùy từng đối tượng HS, tùy lứa tuổi và chủ điểm đưa ra trong năm học để có hình thức GDMT phù hợp.