8. Cấu trúc của Luận văn
3.2.3. Tăng cường rèn luyện kĩ năng tổ chức GDMT cho GV
Mục tiêu của biện pháp
Kế hoạch có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác QL của GV. Việc xây dựng kế hoạch và hoàn thiện kế hoạch GDMT phù hợp nhằm mục đích giúp GV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và nâng cao chất lượng GDMT. Từ đó hình thành các kỹ năng khác: tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá…Trên cơ sở đó giúp người QL kiểm tra, giám sát và đánh giá chính xác việc thực hiện nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể của từng GV.
Sắp xếp các tiết học lồng ghép GDMT cũng như ngoại khóa một cách linh hoạt tạo điều kiện cho GV về mặt thời gian công tác và đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng HS và thực tiễn GDMT địa phương.
Nội dung của biện pháp
Tổ chức cho GV học tập nhiệm vụ năm học, phổ biến những yêu cầu cụ thể, trọng tâm của bậc học, những tài liệu hướng dẫn cụ thể của Sở Giáo
dục, Phòng Giáo dục chỉ đạo về GDMT. Phổ biến cho GV cách thức làm kế hoạch GDMT.
Chỉ đạo GV làm kế hoạch GDMT năm học, học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch các môn học có lồng ghép GDMT, kế hoạch tổ chuyên môn. Dựa trên kế hoạch đó HT lên kế hoạch chung của nhà trường. Sau đó các cá nhân, các tổ chuyên môn điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện chung của nhà trường. Chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện GDMT hiệu quả.
Tổ chức thực hiện biện pháp
3.2.3.1. Kỹ năng lập kế hoạch
Trong quản lý thì lập kế hoạch là công việc quan trọng đầu tiên do vậy bồi dưỡng kĩ năng lập kế hoạch nói chung, kĩ năng lập kế hoạch GDMT nói riêng cho CBQL và GV là việc làm cần thiết.
HT cần tổ chức tập huấn hàng năm vào đầu năm học mới, cung cấp các tài liệu liên quan đến việc lập kế hoạch, GDMT, tăng cường chỉ đạo GV. Để công tác GDMT đạt hiệu quả GV cần có một kế hoạch cụ thể, chi tiết, phù hợp. Kỹ năng lập kế hoạch được hình thành từ thực tế giảng dạy và tổ chức hoạt động của GV. Từ kế hoạch cá nhân cho đến kế hoạch tổ, kế hoạch năm học, kỳ học, tháng, tuần… phải được xây dựng nghiêm túc, có bổ sung góp ý, sửa chữa thường xuyên cho phù hợp với kế hoạch chung của nhà trường, kế hoạch tổng thể của ngành, của cấp trên… và phù hợp với điều kiện nhà trường nơi kế hoạch được thực thi. Các trường gần các bãi biển và khu du lịch sẽ kết hợp với tổ chức thanh niên của các cơ quan này lập kế hoạch tổ chức các hoạt động GD trải nghiệm BVMT ít nhất 2 lần/ năm học.
3.2.3.2. Kỹ năng tổ chức thực hiện
Khi đã có một kế hoạch cụ thể chi tiết thì việc tổ chức hoạt động sẽ có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên không phải lúc nào kế hoạch tốt là tổ chức tốt. Nếu hình thức tổ chức không đa dạng sẽ nhàm chán, không thu hút được HS tham gia, kết quả sẽ không đạt được như mong muốn.
Việc tăng cường bồi dưỡng kỹ năng lựa chọn hình thức tổ chức là phù hợp. Ngoài tích hợp, lồng ghép trong các môn học thì một số hình thức có thể tiến hành là:
+ Tuyên truyền trên hệ thống thông tin, truyền thông: hệ thống phát thanh, tờ rơi, khẩu hiện, pano, áp phích…
+ Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động vệ sinh trường lớp, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, khuôn viên, sân trường…
+ Chăm sóc vệ sinh các công trình măng non: đài tưởng niệm liệt sĩ của địa phương, đoạn đường cổng trường…
+ Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh chủ để về BVMT, các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu…
+ Xây dựng các câu lạc bộ tuyên truyền BVMT …
+ Tổ chức các chuyên đề mời chuyên gia về môi trường đến nói chuyện. + Tổ chức cho học sinh đi tham quan các thắng cảnh, nhà máy các khu chế xuất, hay các trung xử lý chất thải…
+ Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, công ty du lịch tổ chức cho các em tham gia các hoạt động trải nghiệm BVMT: thu gom phế liệu, giấy vụn, rác thải, làm sạch bãi biển…
Với đặc thù ven biển trải nghiệm thực tế được coi là hình thức hữu hiệu cho GDMT ngoài giờ lên lớp. Hình thức này sẽ thu hút được số lượng đông đảo các em HS tham gia, đồng thời cũng được các bậc phụ huynh và các lực lượng xã hội quan tâm vì tính thiết thực của nó. Tuy nhiên để tổ chức tốt GV cần có kỹ năng cho hoạt động này. Linh hoạt, sáng tạo là điều kiện không thể thiếu trong mỗi GV khi thực hiện.
Những chủ đề như: Ngày đất ngập nước, Ngày chủ nhật xanh, Tháng an toàn vệ sinh nước sach, Vệ sinh môi trường, Hãy cho tôi rác, Cổng trường Xanh-sạch-đẹp, phòng chống thiên tai…cần được duy trì tạo cho học sinh thói quen giải quyết những vấn đề tổng hợp về môi trường một cách linh hoạt.
QL, chỉ đạo, tổ chức thực hiện kết hợp các hoạt động giáo dục môi trường là một hình thức hay, tuy nhiên người QL cần cân nhắc cẩn thận trước khi tiến hành để đạt hiệu quả, hướng các em HS tới sự liên tưởng và suy luận, thực hành, trải nghiệm....
3.2.3.3.Kỹ năng kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng trong QL, “không kiểm tra đánh giá là không QL” do đó cần tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá, tập trung đánh giá kết quả GDMT hình thành kĩ năng, thái độ, hành vi của HS với hoạt động BVMT.
Ngoài việc tập huấn công tác kiểm tra đánh giá HS cho GV, HT chỉ đạo GV tự đánh giá về công tác GDMT qua các nội dung: hiệu quả giáo dục, tự học của bản thân, những đề xuất với tổ, với nhà trường…
Chỉ đạo tổ chuyên môn tổng kết đánh giá GDMT, nội dung chủ yếu tập trung vào giải quyết những vẫn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện, những vấn đề trọng tâm khác như rút kinh nghiệm, vạch ra phương hướng GDMT trong thời gia tiếp theo.
HT hướng dẫn cho các tổ trưởng và GV, tạo không khí vui vẻ tinh thần tích cực, có trách nhiệm với công việc.
GDMT chưa phải là môn học bắt buộc đối với HS ở bậc TH, do vậy công tác QL cần xây dựng theo kế hoạch năm học. Đối với các môn học chính khóa thông qua dự giờ, kiểm tra giáo án các tiết tích hợp lồng ghép trong các môn học, các hoạt động ngoại khóa theo chủ điểm, chủ đề hay các chiến dịch tuyên truyền.
Đội ngũ GV là lực lượng chủ yếu giữ vai trò quan trọng nhất trong việc triển khai thực hiện GDMT, tổ chuyên môn là đơn vị bồi dưỡng.
Việc phân loại GV sẽ giúp họ nâng cao kiến thức, kĩ năng tổ chức, phương pháp tiến hành và hướng dẫn các hoạt động thực hành GDMT. Để xây dựng đội ngũ GV có kĩ năng QL và tổ chức GDMT tốt cần tổ chức
cho GV tham quan học tập, dự chuyên đề ở các trường bạn, trao đổi kinh nghiệm giữa các GV qua sinh hoạt chuyên môn, chủ đề MT đồng thời GV cũng phải tự bồi dưỡng, học hỏi ở chính các em HS, phụ huynh ở địa phương vùng ven biển.
HT cũng tổ chức họp rút kinh nghiệm, hội nghị với những GV cốt cán, tổ trưởng chuyên môn, chủ tịch công đoàn, Đoàn thanh niên, TPT Đội. Ở những cuộc họp như thế HT cần hướng các thành viên đưa ra ý kiến của mình, thảo luận về những vấn đề chung của nhà trường. Đây là một trong những cách quản lý của HT.
Thêm vào đó cần năng lực QL, chỉ đạo, vào cuộc của cả BGH các nhà trường. Nguồn kinh phí cho GDMT (tập huấn, tổ chức hoạt động…) cần hợp lý, cần có chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong công tác QL GDMT đến bồi dưỡng về nội dung, hình thức... QL GDMT, GV cần có tinh thần và ý thức tham gia bồi dưỡng.