Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 43)

Một là, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm các nước trên thế giới về vấn đề phát triển TTKDTM bằng thẻ thanh toán như áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế cho các đơn vị chấp nhận thẻ và người sử dụng thẻ, nhờ đó thúc đẩy thanh toán thẻ qua POS; ưu đãi về gía đối với người mua hàng thanh toán bằng thẻ thanh toán hoặc các phương tiện TTKDTM khác.

Hai là, Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử như Internet Banking, Mobile Banking... Đầu tiên là phát triển dịch vụ này kết hợp với các khoản thu Ngân sách Nhà nước; hầu hết các cá nhân và tổ chức đều có nghĩa vụ với các khoản thu Ngân sách Nhà nước, giúp phần lớn dân cư tiếp xúc, tạo thói quen ban đầu với các dịch vụ thanh toán hiện đại này. Từ đó có thể triển khai rộng khắp, đồng loạt các dịch vụ TTKDTM trong nền kinh tế, đặc biệt ở các vùng nông thôn.

Ba là, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan, nhất là Bộ Công an trong việc đối phó với các loại hình tội phạm thẻ, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thẻ. Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới như đưa ra các quy định như: ATM thuộc địa phương nào công an địa phương đó phối

hợp với các tổ chức cung ứng ATM/POS bảo vệ; việc lắp đặt ATM phải có ý kiến của công an địa phương về địa điểm để đảm bảo an toàn hoạt động. Ngoài ra, Việt Nam cần xây dựng bộ tiêu chuẩn đối với các máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động thanh toán thẻ, có đơn vị kiểm định ATM, POS trước khi đưa vào sử dụng.

Bốn là, cần đưa công nghệ truyền hình ảnh áp dụng trong phát triển thanh toán Séc. Việt Nam có thể học tập các nước về việc đưa ra một hệ thống thanh toán Séc đồng bộ trên toàn quốc, đưa ra một công cụ truyền thông tin về Séc bằng hình ảnh giữa các Ngân hàng. Như vậy, thủ tục thanh toán Séc sẽ nhanh gọn, tiện lợi và khách hàng sẽ ưa chuộng hình thức thanh toán này hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG

Trong chương này, luận văn đã trình bày các lý thuyết về TTKDTM và phát triển TTKDTM. Từ đó cho thấy đặc điểm, ý nghĩa, các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới việc phát triển TTKDTM.

Phát triển TTKDTM là nhu cầu cấp thiết cho một nền kinh tế - tài chính phát triển. Sự phát triển TTKDTM và sự phát triển kinh tế - xã hội đi đôi song hành và bổ trợ lẫn nhau. Chính vì thế, các nhân tố môi trường kinh tế, văn hóa – xã hội, pháp lý, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật là những nhân tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp tới TTKDTM tại Ngân hàng. Nhưng bên cạnh đó, ngành ngân hàng còn phải tạo thương hiệu, vị thế, quy mô mạng lưới, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật và đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực để có thể cạnh tranh trong phát triển TTKDTM nói riêng và phát triển hoạt động kinh doanh Ngân hàng nói chung. Với những đặc thù kinh doanh riêng biệt, ngành ngân hàng luôn được đặt dưới sự quản lý của Nhà nước, cần thiết có môi trường pháp lý chặt chẽ, kịp thời nhằm đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế - tài chính được vận hành xuyên suốt.

Sự phát triển TTKDTM rất được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Các mục tiêu cụ thể trong Đề án Phát triển TTKDTM giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 là những tiêu chí cụ thể để đánh giá việc phát triển TTKDTM tại các NHTM Việt Nam nói chung và tại Agribank nói riêng.

Kết quả chương 1, là cơ sở để phân tích tình hình thực tế việc phát triển TTKDTM tại Agribank ở chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam; được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ra đời với vai trò là một Ngân hàng chuyên doanh đi đầu trong đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tuy mang nhiều rủi ro, khó khăn nhất, nhưng cũng đầy tiềm năng nhất. Đến năm 1990 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và đến năm 1995 thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo, nay là Ngân hàng Chính sách xã hội, tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Qua một số lần thay đổi, tên gọi chính thức kể từ năm 1996 đến hiện nay là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).

Tính đến nay, Agribank đã trải qua 29 năm hình thành và phát triển với rất nhiều những thành tựu như:

- Năm 2003, Agribank triển khai hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) tại các chi nhánh. Vinh dự hơn, Agribank được Đảng và Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới: Agribank chi nhánh An Giang, Agribank chi nhánh Hà Tây, Agribank chi nhánh Đồng Nai, Agribank chi nhánh huyện Quảng Xương (Thanh Hóa).

- Năm 2005, Agribank mở Văn phòng đại diện đầu tiên tại nước ngoài – Văn phòng đại diện Campuchia.

- Năm 2006, Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt.

- Năm 2007, Agribank được xếp hạng của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc – UNDP là Doanh nghiệp số 1 Việt Nam.

- Năm 2008, Agribank đảm nhận chức Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp và Nông thôn châu Á – Thái Bình Dương (APRACA) và vinh dự nằm trong Top 10 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt.

- Năm 2009, Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư tới thăm và làm việc. Và cũng là ngân hàng đầu tiên lần thứ 2 liên tiếp đạt Top 10 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt. Cũng trong năm này, Agribank khai trương hệ thống IPCAS II, kết nối trực tuyến toàn bộ 2,300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống

- Năm 2010, Agribank nằm trong Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR 500)

- Năm 2011, Agribank chuyển đổi hoạt động mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

- Năm 2013, sau 25 năm thành lập, Agribank đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân thời kỳ đổi mới

- Năm 2014, Agribank triển khai Đề án tái cơ cấu với mục tiêu tiếp tục là Ngân hàng Thương mại tiên phong, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn

- Năm 2015, Agribank hoàn thành Đề án tái cơ cấu Agribank với kết quả đạt được hầu hết các mục tiêu, phương án đã đề ra, đảm bảo Agribank vừa làm tốt nhiệm vụ chính trị của NHTM Nhà nước, đi đầu trong thực hiện tín dụng chính sách, an sinh xã hội, vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt

- Năm 2016, tổng tài sản Agribank đạt trên 01 triệu tỷ đồng và trở thành Ngân hàng đứng đầu trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam theo Bảng

xếp hạng VNR 500; cùng với các giải thưởng danh giá. Ngân hàng tốt nhất trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn Đông Nam Á, Ngân hàng thực hiện tốt nhất an sinh xã hội Đông Nam Á và Ngân hàng lớn nhất về hệ thống và dịch vụ ATM do Tạp chí Global Banking and Finance Review trao tặng; Ngân hàng có “Dịch vụ tài chính vi mô tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí The Asian Banker trao tặng; 02 giải thưởng Sao Khuê.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động, nguồn nhân lực

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Agribank được củng cố và đổi mới theo Đề án tái cơ cấu đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, nhân sự cấp cao được kiện toàn, nhiều đơn vị được thành lập hoặc chuyển đổi chức năng nhiệm vụ theo hướng phù hợp với mô hình quản trị, tránh chồng chéo chức năng giữa các đơn vị, đảm bảo tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nhân sự.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành của Agribank gồm: - Hội đồng thành viên và bộ máy giúp việc.

- Ban Kiểm soát.

- Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc. - Hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank

Nguồn: Tổng quan Agribank 2016

Chức năng nhiệm vụ:

- Hội đồng thành viên là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng.

- Ban kiểm soát kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Ngân hàng.

- Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Agribank, là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

- Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Agribank theo phân công của Tổng giám đốc và chịu

trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công.

- Kế toán trưởng giúp Tổng giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, thống kê của Agribank, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

- Các phòng (ban) chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc trong quản lý và điều hành công việc của Agribank. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng (ban) chuyên môn, nghiệp vụ do Hội đồng quảntrị quyết định theo đề nghị của Tổng giám đốc.

- Các chi nhánh và phòng giao dịch, các chi nhánh là đơn vị phụ thuộc ngân hàng hoạt động theo phân cấp, ủy quyền của Tổng giám đốc phù hợp với điều lệ và quy định của pháp luật. Mỗi chi nhánh có bảng cân đối tài khoản riêng, phải tự cân đối thu nhập, chi phí và có lãi nội bộ sau khi tính đủ các khoản chi phí và lãi điều hòa vốn. Dưới chi nhánh là các phòng giao dịch, phòng giao dịch là đơn vị hạch toán báo sổ và có con dấu riêng, được phép thực hiện một phần các nội dung hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của giám đốc chi nhánh.

2.1.2.2. Mạng lưới hoạt động

Hiện nay Agribank là NHTM mạng lưới rộng nhất với 2,242 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực tuyến. Mạng lưới hoạt động rộng khắp góp phần tạo nên thế mạnh vượt trội của Agribank trong việc nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập nhưng nhiều thách thức. Agribank hiện có 7 công ty con, đó là: Công ty cho thuê Tài chính I (ALC I), Công ty cho thuê Tài chính II (ALC II), Công ty TNHH MTV DV NHNo Việt Nam, Tổng công ty Vàng Agribank - CTCP, Công ty CP Chứng khoán Agribank, Công ty CP Bảo hiểm Agribank và Công ty TNHH MTV Quản lý nợ & khai thác TS Agribank.

Năm 2010, Agribank bắt đầu mở rộng mạng lưới ra nước ngoài khi chính thức khai trương chi nhánh đầu tiên tại Vương quốc Campuchia. Nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu của khách hàng trong và ngoài nước, Agribank luôn chú trọng mở rộng quan hệ Ngân hàng đại lý trong khu vực và quốc tế. Đến

nay, Agribank đã thiết lập quan hệ với gần 1,000 Ngân hàng tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, là đối tác truyền thống của các tổ chức tài chính uy tín trên thế giới như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)…; là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA). Hiện Agribank đang xúc tiến triển khai sự hiện diện tại thị trường Lào, Cuba, với mong muốn thiết lập “cầu nối” thị trường tài chính – Ngân hàng giữa Việt Nam với các quốc gia.

Agribank có 871 Ngân hàng Đại lý tại 88 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank đã tiến hành ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Nông nghiệp Lào, Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng ACLEDA (Campuchia); Trong thanh toán biên mậu với Trung Quốc, Agribank chiếm ngôi đầu và đã ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng Vịnh Bắc Bộ Trung Quốc, Ngân hàng Phú Điền, Ngân hàng Tiết kiệm bưu điện Trung Quốc, Ngân hàng Quế Lâm. Thông qua việc triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, Agribank đem lại nhiều ích lợi cho đông đảo khách hàng cũng như các bên tham gia. Hiện nay, Agribank là Ngân hàng Thương mại hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, là đối tác tin cậy của trên 60,000 doanh nghiệp, 4 triệu hộ sản xuất và 10 triệu khách hàng cá nhân.

2.1.2.3. Nguồn nhân lực

Agribank là Ngân hàng do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, giữ vai trò chủ lực trong việc cung cấp tín dụng và các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng tiện ích cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân nói riêng. Tổng số cán bộ nhân viên Ngân hàng bình quân trong năm 2016 là 36,183 người, giảm nhẹ so với thời điểm cuối năm 2015. Tiền lương bình quân của mỗi nhân viên Agribank là 19.97 triệu đồng, tăng hơn 2 triệu/tháng so với năm 2015.

Cán bộ, viên chức, người lao động của Agribank có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, gắn bó và am hiểu thị trường.

2.1.3. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam từ 2012-2016 Việt Nam từ 2012-2016

2.1.3.1. Tình hình kinh doanh

Tính đến 31/12/2016, Agribank tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu các NHTM trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016 (VNR 500) với quy mô tổng tài sản cán mốc trên 01 triệu tỷ đồng, tăng trên 390 ngàn tỷ đồng so với thời điểm trước cơ cấu; nguồn vốn huy động 924 nghìn tỷ đồng, tăng 392 ngàn tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng 795 nghìn tỷ đồng, tăng 327 nghìn tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 70% tổng dư nợ cho vay của Agribank và 51% tổng dư nợ cho vay của toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này; nợ xấu 1.89% tại thời điểm 31/12/2016; hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp khác được củng cố; hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hoạt động ổn định, an toàn, có hiệu quả là nền tảng vững chắc cho phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích; vốn chủ sở hữu được bảo toàn, kinh doanh có lãi, nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ và tăng dần hằng năm; đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của NHNN.

Bảng 2.1. Tình hình kinh doanh của Agribank giai đoạn 2012-2016

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu cơ bản 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng tài sản 617,212 697,141 763,590 874,807 1,003,288 Vốn điều lệ 26,078 26,204 28,840 29,003 29,126 Tỷ lệ nợ xấu 7.4% 5.9% 12.21% 2.01% 1.89% Nguồn: Các BCTC Agribank từ 2012-2016 Về tổng tài sản: Tổng tài sản Agribank từ 2012 đến 2016 nhìn chung tăng với tốc độ từ 9.53% đến 14.69%. Năm 2012, tổng tài sản Agribank đạt 617,212 tỷ đồng và tăng lên 697,141 tỷ đồng vào cuối 2013, đạt mức tăng 12.95%. Đến cuối 2014, tổng tài sản Agribank vẫn tăng so với năm 2013 nhưng với tốc độ thấp hơn 9.53%,

sau đó tăng mạnh lên 874,807 tỷ đồng và 1,003,288 tỷ đồng vào năm 2015 và 2016 với tốc độ tăng 14.57% và 14.69%

Về vốn điều lệ: Vốn điều lệ của Agribank từ 2012 đến 2016 tăng liên tục, tốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)