3.3.2.1. Kênh phân phối truyền thống
Nhóm dịch vụ Thanh toán trong nước
Thứ nhất, Hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến thanh toán trong nước - Nghiên cứu thị trường và xây dựng chính sách phí hợp lý cho từng loại hình dịch vụ, đối tượng khách hàng, chính sách chia sẻ phí giữa các chi nhanh để thúc dịch vụ thanh toán trong nước phát triển.
- Rà soát, ban hành các cơ chế, văn bản quy trình nghiệp vụ thanh toán trong nước theo hướng dẫn nhất quán, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ.
Thứ hai, Phát triển sản phẩm, mở rộng tiện ích dịch vụ thanh toán trong nước - Phát triển dịch vụ thanh toán theo hướng tăng số lượng khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại Agribank, mở rộng các dịch vụ, tiện ích, cung ứng các giải pháp thanh toán đồng bộ cho các đối tượng khách hàng. Nghiên cứu, xây dựng các đề án thanh toán liên ngành, dịch vụ thanh toán cho các cơ quan quản lý Nhà nước. Triển khai thu các khoản phí, lệ phí cho các Bộ, Ngành trên cổng một cửa Quốc gia (hợp tác với Tổng cục Hải quan); phối hợp với Kho Bạc Nhà nước, Thuế, Hải quan để tổ chức thu chi ngân sách Nhà nước nhằm huy động nguồn vốn rẻ, tăng khả năng bán chéo sản phẩm.
- Mở rộng liên kết, hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn, thu hộ, chi hộ với các Tập đoàn, Công ty lớn như viễn thông, điện nước, truyền hình cáp…;
- Hợp tác với các Tổ chức trung gian thanh toán có kỹ thuật tiên tiến theo xu hướng phát triển của công nghệ và thị trường, cung ứng sản phẩm dịch vụ hiện chưa có, cung cấp dịch vụ cho khách hàng của các tổ chức cung ứng dịch vụ nhỏ lẻ.
- Nâng cấp dịch vụ Agripay, bổ sung chức năng chuyển tiền qua Internet Banking, E-Banking, nhận tiền tại ATM – sử dụng chức năng Cash by Code của hệ thống chuyển mạch thẻ. Nâng cấp dịch vụ gửi rút nhiều nơi để đáp ứng nhu cầu khách hàng, bổ sung đối tượng khách hàng là doanh nghiệp. Nâng cấp hệ thống Bill-Payment để gia tăng tiện ích, bổ sung chức năng chi hộ, tích hợp với Ngân hàng đa kênh – Multi Channel Banking.
Thứ ba, Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán trong nước
- Xây dựng trục tích hợp các kênh thanh toán; đầu tư công nghệ, nâng cao năng lực, tính năng của các hệ thống thanh toán hiện có như: IPCAS, IBPS, TTSP, BillPayment, AgriTax,…; tập trung hóa các hệ thống thanh toán tại Trụ sở chính, đặc biệt là hệ thống thanh toán IBPS.
- Chủ động tổ chức hệ thống thanh toán, tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo tính ổn định, thông suốt, đồng bộ của hệ thống thanh toán.
- Tăng cường đầu tư cho hệ thống công nghệ, đảm bảo nền tảng công nghệ đáp ứng phát triển sản phẩm thanh toán hiện đại tạo sự đồng bộ giữa các kênh thanh toán, sản phẩm dịch vụ.
Nhóm dịch vụ Thanh toán quốc tế
Thứ nhất, Phát triển sản phẩm, mở rộng tiện ích dịch vụ Thanh toán quốc tế - Nghiên cứu các cơ chế chính sách ưu đãi đối với khách hàng xuất nhập khẩu: Cơ chế cho vay, mua bán ngoại tệ, cơ chế phí, tỷ giá, lãi suất. Xây dựng gói cho vay đặc biệt đối với khách hàng xuất nhập khẩu, để thúc đẩy lượng giao dịch mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế (L/C, nhờ thu, chuyển tiền TT).
- Phát triển đa dạng các sản phẩm thanh toán quốc tế phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Đàm phán hợp tác với các Ngân hàng mới để tăng số lượng các Ngân hàng nước ngoài trong dịch vụ UPAS L/C, chuyển tiền đa tệ tạo điều kiện cho các chi nhánh lựa chọn được mức lãi suất, tỷ giá cạnh tranh.
Thứ hai, Hoàn thiện chính sách khách hàng
- Duy trì và phát triển thị phần khách hàng xuất nhập khẩu hiện có: Tăng cường công tác quan hệ, chăm sóc khách hàng; tặng quà trong các dịp lễ tết, sinh nhật, giao lưu khách hàng; hàng năm xây dựng chương trình quảng cáo, khuyến mãi đối với khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của Agribank.
- Tập trung nguồn lực tiếp cận đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp FDI theo lộ trình thí điểm, sau đó triển khai toàn hệ thống.
Thứ ba, Mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế
- Nâng cao năng lực, cải thiện các chỉ số tài chính đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, các tỷ lệ an toàn theo quy định. Minh bạch hóa thông tin, đẩy nhanh tốc độ hoàn thành kiểm toán báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế để cung cấp cho đối tác và cập nhật trên website của Agribank. Chuẩn hóa quy trình cung cấp thông tin cho các đối tác, đánh giá xếp hạng Agribank bằng các Công ty uy tín quốc tế. Tăng cường công tác quản trị rủi ro, nâng cao vị thế và uy tín của Agribank trong và ngoài
nước.
- Duy trì mối quan hệ hợp tác tốt và mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước.
3.3.2.2. Kênh phân phối hiện đại
Nhóm dịch vụ Thẻ
Thứ nhất, Phát triển chức năng tiện ích, dịch vụ gia tăng dịch vụ Thẻ
- Phát hành Thẻ trả trước (Prepaid Card), triển khai các sản phẩm thẻ mới bao gồm Thẻ tín dụng trả góp, Thẻ phi vật lý…
- Triển khai tính năng, tiện ích mới: Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng, gia hạn thẻ, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ trên Internet… và bổ sung tính năng cho chủ thẻ như: sao kê thẻ tín dụng, đăng ký thay đổi hạn mức thẻ online, thông báo hết hạn thẻ… Chuyển đổi sang thẻ Chip đối với thẻ Quốc tế và công nghệ thẻ từ sang công nghệ thẻ chip nội địa theo lộ trình của NHNN.
- Nghiên cứu, triển khai sản phẩm, chức năng tiện ích mới tại ATM, EDC/POS như chức năng gửi tiền, thu đổi ngoại tệ tại ATM, phát triển chức năng chấp nhận thẻ thích ứng với nhiều loại thẻ…
Thứ hai, Phát triển mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ
- Tạo dựng kênh phân phối trọng điểm ngay tại chi nhánh Agribank: Thiết lập thêm một số điểm giao dịch kiểu mẫu, ấn tượng như Kiosk, Autobank ở từng khu vực để thu hút khách hàng quan tâm và sử dụng dịch vụ.
- Phát triển kênh phân phối điện tử từ Internet, Mobile… để giao dịch và tiếp nhận thông tin khách hàng nhằm duy trì kết nối giữa Ngân hàng và khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của Agribank.
- Đầu tư, trang bị ATM tại các địa điểm phù hợp, thuận tiện cho khách hàng, quản lý, điều chuyển các ATM kém hiệu quả, tần suất hoạt động thấp.
- Tập trung phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ, áp dụng các chính sách hỗ trợ chi nhánh tiếp cận, chăm sóc các đơn vị chấp nhận thẻ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hóa, dịch vụ của khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
Thứ ba, Chú trọng nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ dịch vụ thẻ - Tăng cường tham gia đào tạo, cập nhật sản phẩm dịch vụ và công nghệ thẻ từ các đơn vị, tổ chức nhằm xây dựng dịch vụ thẻ phù hợp với thực tế triển khai, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật của Agribank cũng như định hướng khuyến khích phát triển TTKDTM của Chính phủ và NHNN.
- Thường xuyên cập nhật các dịch vụ thẻ trên thế giới nhằm nắm bắt xu thế phát triển, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển phù hợp.
- Mua các giải pháp sẵn có trong phát triển dịch vụ thẻ để nâng tính cạnh tranh và tiết kiệm chi phí, thời gian nghiên cứu và đưa ra thị trường, giảm chi phí quảng bá, tiếp thị từ việc đồng thương hiệu.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại để đa dạng hóa dịch vụ thẻ, nâng cao chất lượng phôi thẻ, tập trung vào các chức năng tiện ích của thẻ Chip theo chuẩn EMV và thẻ không tiếp xúc.
Thứ tư, Tăng cường công tác quản trị rủi ro
- Xây dựng cơ chế giám sát nội bộ thông qua việc hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ thẻ và quy chế bảo mật dữ liệu thẻ. Cần thường xuyên rà soát, cập nhập, hạn chế kẽ hở khi áp dụng vào thực tế, áp dụng các tiêu chuẩn khăt khe để giảm thiểu rủi ro phát sinh...
- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, căn cứ vào những tiêu chí như số lần giao dịch, giá trị giao dịch, thời gian giao dịch... đối với chủ thẻ và các thiệt bị ATM/EDC.
- Trang bị lắp đặt các thiết bị chống sao chép thông tin tại toàn bộ thiết bị đầu cưới ATM/EDC.
- Tổng kết những bài học trên thế giới về gian lận thẻ, thường xuyên tập huấn quy trình chấp nhận thẻ cho các đơn vị chấp nhận thẻ.
- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng nhằm nâng cao nhận thức về sử dụng, bảo quản thẻ, thông tin giao dịch thẻ thông qua các kênh thông tin như giao dịch viên tại quầy, email, điện thoại tư vấn hỗ trợ...
Nhóm dịch vụ Ngân hàng Điện tử
Thứ nhất, Phát triển sản phẩm, mở rộng tiện ích dịch vụ E-Banking
- Phát triển thống nhất và đồng bộ các dịch vụ trên kênh E-Banking; phát triển kênh và các dịch vụ trên kênh Ngân hàng tự dộng AutoBanking.
- Nghiên cứu và triển khai mở rộng, gia tăng tiện ích mới trên kênh Mobile Banking, Internet Banking, các dịch vụ bao gồm: Thanh toán hóa đơn với các nhà cung cấp dịch vụ, tập trung vào các dịch vụ thanh toán thương mại điện tử, nhờ thu cho các đối tác, chuyển khoản liên Ngân hàng, các dịch vụ liên quan đến hoạt động cho vay, gửi tiền, quản lý tài chính cá nhân trên các kênh tự động.
- Đối với dịch vụ Internet Banking: Xây dựng danh mục sản phẩm, hệ thống văn bản quy định, văn bản hướng dẫn triển khai dịch vụ trên hệ thống Internet Banking. Hoàn thiện các chức năng chuyển khoản nội bộ, chuyển khoản liên Ngân hàng, nộp thuế điện tử, mở rộng các sản phẩm thanh toán hóa đơn, phát triển sản phẩm gửi tiền online, một số sản phẩm liên quan đến cấp tín dụng trên hệ thống Internet Banking hiện tại.
- Đối với dịch vụ Mobile Banking: Hoàn thiện các ứng dụng OTT trên hệ thống E- Mobile Banking và chuyển đổi khách hàng sang sử dụng E-Mobile Banking. Nghiên cứu và triển khai ứng dụng thanh toán thương mại điện tử sử dụng mã vạch hai chiều QR code, công nghệ giao tiếp tầm gần trên điện thoại di động. Hoàn thiện các ứng dụng quản lý, bảo mật vân tay, sinh trắc học. Phát triển dịch vụ thương mại điện tử, thu hộ, chuyển tiền liên ngân hàng, chuyển tiền theo số thẻ, CMND, số điện thoại.
Thứ hai, Nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng
- Mở rộng hệ thống khách hàng, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
- Xây dựng các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng đăng ký sử dụng E-Banking ngay khi vừa mở tài khoản.
- Xây dựng và đào tạo cán bộ có chuyên môn chuyên sâu về thương mại điện tử và E-Banking.