nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
2.2.2.1. Số lượng khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM tại Agribank giai đoạn 2012 – 2016 tăng trưởng khá, đặc biệt là các khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ, E-Banking. Tổng số khách hàng mở tài khoản thanh toán tại Agribank đến hết năm 2016 đạt gần 10 triệu người, chiếm gần 14% tổng số tài khoản thanh toán toàn hệ thống NHTM. So với quy mô thị trường và dân số Việt Nam thì tổng số khách hàng mở tài khoản cá nhân tại Agribank còn chiếm tỷ lệ thấp. Đặc biệt, giai đoạn 2013-2014, Agribank đã thực hiện rà soát tất cả các tài khoản và đóng các tài khoản ngủ, tài khoản trùng mở trên hệ thống Foxpro trước đây.
Bảng 2.5. Tình hình số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM tại Agribank năm 2012, 2016
ĐVT: Nghìn khách hàng
Chỉ tiêu 2012 2016 Tăng trƣởng Số lƣợng Tỷ lệ
Khách hàng mở tài khoản thanh toán 7,878 9,550 1,672 21% Khánh hàng sử dụng dịch vụ TTQT 420 300 -120 -29% Khách hàng sử dụng dịch vụ Thẻ 5,900 8,170 2,270 38% Khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử 1,866 5,391 3,525 189%
Nguồn: Các báo cáo riêng của Agribank năm 2012,2016
Ngoại trừ số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế giảm, từ 420 nghìn khách hàng vào năm 2012 còn 300 nghìn khách hàng vào năm 2016, tức giảm 120 nghìn khách hàng, tương đương giảm 29%. Nguyên nhân là do Agribank đã thực hiện một loạt các chính sách nhằm thắt chặt dư nợ ngoại tệ dẫn đến mất một số lượng lớn khách hàng, sụt giảm thị phần và doanh số nghiêm trọng. Mặc dù sau thời gian đó, Agribank đã thực hiện một số chính sách hỗ trợ khách hàng xuất nhập khẩu nhưng cũng rất khó khăn trong việc lấy lại thị phần đã mất. Còn lại số lượng
khách hàng sử dụng các dịch vụ TTKDTM tại Agribank trong giai đoạn này nhìn chung tăng trưởng khá tốt, cụ thể:
- Số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán tại Agribank năm 2016 đạt 9,550 nghìn khách hàng, tăng 1,672 nghìn khách hàng, tức tăng 21% so với năm 2012.
- Số lượng khách hàng sử dụng thẻ tăng cao từ 5,900 nghìn khách hàng năm 2012 lên 8,170 nghìn khách hàng vào năm 2016, tức tăng 2,270 nghìn khách hàng, tương đương tăng 38%.
+ Thẻ ghi nợ nội địa (Success-Plus Success): Tính đến cuối năm 2016, tổng số lượng thẻ phát hành đạt 17,801,869 thẻ, tăng 213% so với năm 2012. Năm 2016, Agribank vẫn giữ vị trí thứ hai thị trường về số lượng phát hành.
+ Thẻ lập nghiệp (Thẻ liên kết): Thẻ liên kết giữa Agribank và Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam. Tính đến 31 tháng 12 năm 2016, số lượng phát hành đạt 783,074 thẻ
+ Thẻ liên kết sinh viên: Tính đến nay, Agribank đã phát hành thẻ liên kết sinh viên với 65 trường. Trong đó 31 tháng 12 năm 2016, số lượng phát hành đạt 381,286 thẻ
+ Thẻ quốc tế: Sản phẩm thẻ quốc tế được Agribank coi là các sản phẩm chiến lược, lâu dài, là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao thương hiệu và uy tín đối với khách hàng trong nước và quốc tế
+ Thẻ ghi nợ quốc tế: Thẻ tín dụng quốc tế mang thương hiệu VISA, MasterCard đã góp phần nâng cao thương hiệu, vị thế của Agribank. Đến 31 tháng 12 năm 2016, số lượng phát hành mới là 7,918 thẻ, tăng 19% so với năm 2015, nâng tổng số thẻ phát hành lên 49,612 thẻ. Mặc dù các chi nhánh đã có rất nhiều cố gắng trong triển khai thẻ quốc tế, tuy nhiên tỷ trọng thẻ quốc tế chỉ chiếm 0.26% tổng số thẻ do Agribank phát hành. Đây là con số rất khiêm tốn so với tiềm lực Agribank, vì vậy cần tiếp tục đầy mạnh phát triển thẻ trong thời gian sắp tới. Năm 2016, Agribank đã phát hành sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế JCB hàng vàng.
- Số lượng khách hàng sử dụng Dịch vụ Ngân hàng điện tử tăng mạnh, năm 2012 chỉ khoảng 1,866 nghìn khách hàng lên 5,391 nghìn khách hàng vào năm 2016, tức tăng 3,525 nghìn khách hàng, tương đương tăng 189%.
+ Dịch vụ Mobile Banking là 5,300,000 khách hàng. Hiện dịch vụ Mobile Banking đã phát triển mạnh mẽ về cả số lượng tiện ích, dịch vụ. Với tốc độ phát triển công nghệ điện thoại thông minh và thương mại điện tử, dự báo đây sẽ là kênh thanh toán phát triển mạnh trong thời gian hiện nay.
+ Dịch vụ Agribank - Internet Banking đạt 127,080,000 khách hàng.
+ Dịch vụ Mobile Bankplus: Triển khai từ năm 2013, đến hết 2016 tổng số lượng khách hàng đăng ký sử dụng đạt 48,425,000 khách hàng.
+ Dịch vụ Agribank M-Plus: Triển khai từ năm 2014, đến hết 2016 tổng số lượng khách hàng đăng ký sử dụng đạt 5,373,000 khách hàng
+ Dịch vụ Agribank E-Mobile Banking: Đến hết 2016, tổng số lượng khách hàng đăng ký sử dụng đạt 270,000 khách hàng.
2.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng cơ sở hạ tầng cho thanh toán không dùng tiền mặt (ATM, máy in thẻ, POS...)
Hiện nay, Agribank là Ngân hàng dẫn đầu về số lượng ATM, ATM được phân bổ hơp lý cho các chi nhánh Agribank trong toàn hệ thống, đảm bảo nguyên tắc các huyện, thị trấn, thị xã đều có ATM của Agribank. Việc trang bị, đầu tư ATM góp phần đưa nghiệp vụ thẻ của Agribank phát triển lên một tầm cao mới, từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước.
Bảng 2.6. Tốc độ tăng trƣởng ATM và EDC/POS của Agribank giai đoạn 2012-2016 ĐVT: cái Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Cả nƣớc 2016 Số lƣợng Tỷ trọng 1. ATM 2,100 2,300 2,300 2,500 2,500 17,330 14% Tăng trưởng - 10% 0% 9% 0% 2. EDC/POS 7,042 8,545 10,520 13,250 15,750 240,660 7% Tăng trưởng - 21% 23% 26% 19%
Nguồn: Báo cáo của Agribank từ 2012 - 2016
ĐVT: máy 15,750 2,300 2,100 2,300 2,500 2,500 13,250 10,520 8,545 7,042 0 5,000 10,000 15,000 20,000 2012 2013 2014 2015 2016 ATM EDC/POS
Hình 2.3. Tốc độ tăng trƣởng ATM và EDC/POS của Agribank giai đoạn 2012-2016
Nguồn: Báo cáo của Agribank từ 2012 – 2016
Giai đoạn 2012 – 2016, Agribank tăng số lượng ATM trang bị trên khắp cả nước từ 2,100 máy lên 2,500 máy, theo chu kỳ 2 năm, mỗi lần tăng 200 máy, tương đương tăng 9-10%/năm. Đây là mức tăng nhẹ, tuy nhiên Agribank vẫn luôn là Ngân hàng trang bị hệ thống ATM với số lượng hàng đầu cả nước. Cũng trong giai đoạn
này, Agribank nâng số lượng EDC/POS từ 7,042 lên 15,750 máy, tăng gấp 2,24 lần với tốc độ tăng khá nhanh, từ 19-26%/năm.
Kênh ATM của Agribank là thế mạnh, chiếm số lượng lớn so với các NHTM khác, tuy nhiên số lượng EDC/POS còn hạn chế. Agribank là Ngân hàng tham gia thị trường EDC/POS muộn hơn các NHTM khác, nên tiếp cận khách hàng triển khai lắp đặt EDC/POS còn nhiều khó khăn.
ĐVT: %
14%
86%
ATM của Agribank ATM của NHTM khác
7%
93%
EDC/POS của Agribank EDC/POS NHTM khác
Nguồn: Báo cáo của Agribank từ 2012 – 2016
Hình 2.4. Tỷ trọng ATM và EDC/POS của Agribank so với cả nƣớc năm 2016
- Số lượng ATM của Agribank là 2,500 ATM trong 17,330 ATM trên cả nước, chiếm khoảng 14% thị phần hệ thống ngân hàng Việt Nam, EDC/POS đạt 15,750 thiết bị trên 240,660 thiết bị cả nước, chiếm khoảng 7% thị phần hệ thống ngân hàng Việt Nam.
- Số lượng máy cá thể hóa thẻ: Hiện nay Agribank đã đầu tư, trang bị 03 hệ thống phát hành thẻ DC9000E, MX6000 và MX6100 với công nghệ hiện đại, cho phép phát hành 1,100 – 1,500 thẻ/giờ và một hệ thống phát hành thẻ liên kết với 05 máy SP75.
2.2.2.3. Doanh thu phí dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam so với các Ngân hàng Thương mại có cùng quy mô
Agribank, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) luôn là đầu tàu về quy mô, về thị phần tín dụng và huy động vốn,… Đây là những trụ cột của ngành ngân hàng, đang cạnh tranh quyết liệt trên đường đua để vươn lên trở thành Ngân hàng số 1 Việt Nam. Agribank là NHTM có quy mô tổng tài sản lớn, mạng lưới rộng với số lượng nhân viên lớn nhất trong hệ thống các NHTM, tuy nhiên tổng thu dịch vụ của Agribank đạt 3,642 tỷ đồng xếp thứ 2 trong 4 NHTM lớn: Vietcombank đạt 5,998 tỷ đồng, BIDV đạt 3,635 tỷ đồng, Vietinbank đạt 3,184 tỷ đồng. Agribank chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế mạng lưới, hệ thống công nghệ thông tin, nhân lực trong phát triển TTKDTM.
Bảng 2.7. Tổng doanh thu phí dịch vụ của 4 NHTM cùng quy mô giai đoạn 2012-2016 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 So với 2012 Agribank 2,168 2,405 2,689 3,054 3,641 1,473 Tăng trưởng 11% 12% 14% 19% 73% Vietcombank 3,618 3,993 4,298 4,849 5,998 2,380 Tăng trưởng 10% 8% 13% 24% 66% BIDV 1,790 2,790 2,382 3,096 3,635 1,845 Tăng trưởng 56% -15% 30% 17% 103% Vietinbank 2,039 2,153 2,395 2,056 3,184 1,145 Tăng trưởng 6% 11% -14% 55% 56%
ĐVT: Tỷ đồng 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2012 2013 2014 2015 2016
Agribank Vietcombank BIDV Vietinbank
Nguồn: Báo cáo của các NHTM từ 2012 – 2016
Hình 2.5. Tổng doanh thu phí dịch vụ của 4 NHTM cùng quy mô giai đoạn 2012-2016
Năm 2016, tổng doanh thu phí dịch vụ của Agribank đạt 3,642 tỷ đồng, tăng 1,473 tỷ đồng so với năm 2012, tương đương tăng 79% và chiếm khoảng 13% so với tổng thu dịch vụ toàn hệ thống Ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tương đương so với BIDV, Vietcombank là Ngân hàng có mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2012 – 2016. Cụ thể:
- Doanh thu phí dịch vụ của Vietcombank cao nhất trong 4 NHTM nói trên, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2012-2014 chỉ đạt 8-10%, sau đó tăng khá ổn định từ
13-24%. Năm 2016, doanh thu phí dịch vụ Vietcombank tăng từ 3,618 tỷ đồng lên 5,998 tỷ đồng, tăng 2,380 tỷ đồng, tức tăng 66%.
- Doanh thu phí dịch vụ của Agribank tăng từ 2,168 tỷ đồng năm 2012 lên 3,641 tỷ đồng năm 2016, tăng 1,473 tỷ đồng so với năm 2012, tức tăng 73%. Tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn ở mức 11% đến 19%.
- Doanh thu phí dịch vụ của BIDV tăng từ 1,790 tỷ đồng năm 2012 lên 2,790 tỷ đồng vào năm 2013, sau đó giảm chỉ còn 2,382 tỷ đồng vào năm 2014 và quay trở lại đà tăng lên 3,635 tỷ đồng vào năm 2016; tức tăng 1,845 tỷ đồng so với năm 2012, tương đương tăng 103%. Đây là mức tăng cao nhất trong 4 NHTM nói trên, đưa doanh thu phí dịch vụ của BIDV lên bước tiến vượt bậc, từ -15% lên đến 56%.
- Doanh thu phí dịch vụ của Vietinbank tăng từ 2,039 tỷ đồng năm 2012 lên 2,395 tỷ đồng năm 2014, sau đó giảm chỉ còn 2,056 tỷ đồng vào năm 2015 và quay trở lại đà tăng lên 3,635 tỷ đồng vào năm 2016; tức tăng 1,145 tỷ đồng so với năm 2012, tương đương tăng 56%. Trong giai đoạn này, doanh thu phí dịch vụ của Vietinbank có bước tăng trưởng tiến bộ, từ -14% lên đến 55%.
Như vậy so với các Ngân hàng cùng quy mô, Agribank có tổng doanh thu phí dịch vụ xếp thứ 2 sau Vietcombank.
2.2.2.4. Tỷ trọng doanh thu phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng doanh thu phí dịch vụ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Tổng doanh thu phí dịch vụ toàn hệ thống Agribank giai đoạn 2012 – 2016 tăng trưởng đạt mức khá, tốc độ tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng dần đều từ 11%/năm đến 19%/năm. Doanh thu dịch vụ tăng từ 2,168 tỷ đồng vào năm 2012 lên 3,641 tỷ đồng vào năm 2016, tăng 1,473 tỷ đồng, tức tăng 68%. Cụ thể:
- Doanh thu phí dịch vụ TTKDTM luôn chiếm tỷ trọng cao, từ 60% đến 69%, mức thay đổi không đáng kể. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu phí dịch vụ TTKDTM cũng khá ổn định, xu hướng tăng, từ 13% lên 23% vào năm 2014 và tăng 16% đén 18% vào năm 2015 và năm 2016. Tính đền hết 2016, Doanh thu phí dịch vụ TTKDTM đạt 2,466 tỷ đồng, tăng 1,164 tỷ đồng so với năm 2012, tức tăng 89%.
- Doanh thu phí các sản phẩm, dịch vụ khác chiếm tỷ trọng thấp hơn, từ 31% - 40%, tỷ trọng có xu hướng thu hẹp dần. Tốc độ tăng trưởng bất ổn, năm 2014 giảm 6%, sau đó tăng 9% vào năm 2015 và đạt 23% vào cuối 2016. Tính đến hết 2016, doanh thu phí các sản phẩm dịch vụ khác đạt 1,175 tỷ đồng, tức tăng 309 tỷ đống (khoảng 36% so với năm 2012).
Bảng 2.8. Tốc độ tăng doanh thu phí dịch vụ tại Agribank giai đoạn 2012-2016
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 1. Doanh thu phí dịch vụ TTKDTM 1,302 1,471 1,812 2,097 2,466 Tỷ trọng 60% 61% 67% 69% 68% Tăng trưởng 13% 23% 16% 18% 2. Doanh thu phí các sản phẩm, dịch vụ khác 866 934 877 957 1,175 Tỷ trọng 40% 39% 33% 31% 32% Tăng trưởng 8% -6% 9% 23% Tổng doanh thu phí dịch vụ 2,168 2,405 2,689 3,054 3,641 Tăng trưởng 11% 12% 14% 19%
Nguồn: Các báo cáo riêng của Agribank từ 2012-2016
2.2.2.5. Tốc độ tăng doanh thu phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Bảng 2.9. Tốc độ tăng doanh thu phí dịch vụ TTKDTM theo kênh phân phối từ 2012 – 2016
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
1. Kênh truyền thống 1,036 1,130 1,330 1,447 1,654
Tỷ trọng 80% 77% 73% 69% 67%
Tăng trưởng 9% 18% 9% 14%
2. Kênh hiện đại 266 341 482 650 812
Tỷ trọng 20% 23% 27% 31% 33%
Tăng trưởng 28% 41% 35% 25%
Doanh thu phí dịch
vụ TTKDTM 1,302 1,471 1,812 2,097 2,466
Doanh thu phí dịch vụ TTKDTM toàn hệ thống giai đoạn 2012-2016 tăng trưởng khá, từ 13%/năm đến 23%/năm. Năm 2014, tốc độ tăng nhanh nhất đạt 23%/năm, sau đó tăng chậm lại chỉ còn 16%/năm vào năm 2015 và tăng nhẹ lên 18%/năm vào năm 2016. Năm 2016, doanh thu phí dịch vụ TTKDTM là 2,466 tỷ đồng, tăng 1,164 tỷ đồng, tức tăng 89% so với năm 2012. Cụ thể:
- Xét theo cơ cấu doanh thu phí dịch vụ TTKDTM, doanh thu phí dịch vụ TTKDTM ở kênh truyền thống chiếm tỷ trọng cao hơn (luôn chiếm trên 67% ) doanh thu phí dịch vụ TTKDTM ở kênh hiện đại. Tuy nhiên tỷ trọng đang thay đổi theo xu hướng tăng doanh thu phí dịch vụ TTKDTM ở kênh hiện đại với mức tăng đều, ổn định từ 20% tổng doanh thu phí dịch vụ TTKDTM vào năm 2012 lên 33% tổng doanh thu phí dịch vụ TTKDTM vào năm 2016.
- Mặt khác, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí dịch vụ TTKDTM không đều, và chưa ổn định ở cả hai kênh phân phối. Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí dịch vụ TTKDTM ở kênh truyền thống thấp hơn so với tốc độ tăng doanh thu phí dịch vụ TTKDTM ở kênh hiện đại.
- Kênh phân phối truyền thống luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu phí dịch vụ TTKDTM, nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm, từ 80% giảm dần đều về 67%. Tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại, chỉ tăng từ 9%/năm đến 18%/năm, tốc độ tăng thấp, tăng không đồng đều. Năm 2013 tăng 9% so với năm 2012, đến năm 2014, tốc độc tăng cao nhất đạt 18%, sau đó giảm xuống chỉ còn 9% vào năm 2015 và tăng lên 14% vào năm 2016. Đặc biệt, khoảng 80% các giao dịch TTKDTM xuất, nhập khẩu được khách hàng thực hiện theo phương thức chuyển tiền với mức phí dịch vụ thanh toán thấp, còn phương thức thanh toán L/C có mức phí cao hơn nhưng có xu hướng thu hẹp tỷ trọng. Cụ thể:
Nhóm dịch vụ thanh toán trong nước
Giai đoạn 2012 – 2016, Agribank đã tăng cường đầu tư công nghệ phát triển hệ thống và sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu càng cao của khách hàng, các dịch