Những rủi ro thờng xảy ra

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 30 - 37)

III. Các yếu tố ảnh hởng đến hoạt động thanh toán quốc tế

5.2.2.Những rủi ro thờng xảy ra

5. Ưu nhợc điểm của phơng thức thanh toán tín dụng

5.2.2.Những rủi ro thờng xảy ra

a. Đối với ngân hàng.

-Đối với ngân hàng mở L/C

Ngân hàng mở L/C là ngân hàng cam kết thanh toán. Vì tính chất thay mặt ngời mua cam kết trả tiền cho ngời bán để ngời bán tin tởng và yên tâm giao hàng đã làm xuất hiện khả năng xẩy ra rủi ro đối với ngân hàng mở L/C.Các rủi ro nay có thể do chính bản thân ngân hàng gây ra, nhng phần nhiều là do phía ngời mua gây ra.

+Rủi ro về tỷ giá: ngời mua không lờng trớc đợc mức độ trợt giá đồng nội tệ so với ngoại tệ mạnh nên khi hàng nhập về ngời mua không muốn nhận hàng vì sợ bị lỗ. Trong trờng hợp đó, nếu tỷ lệ ký quỹ không bù đắp đợc tỷ lệ trợt giá của đồng nội tệ thì rủi ro có thể xẩy ra đối với ngân hàng mở L/C.

+Rủi ro trong quá trình vận chuyển: nếu có rủi ro ro trong quá trình vận chuyển nh mất mát, h hỏng, va chạm, đắm tàu…mà trách nhiệm không thuộc về hãng tàu và ngời nhập khẩu không mua bảo hiểm, ngời nhậpkhẩu không sẵn lòng thanh toán, ngân hàng mở L/C có thể gặp rủi ro.

+Rủi ro do ngời nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản: đây là rủi ro gây thiệt hại nặng nề nhất cho ngân hàng mở L/C, vì ngân hàng buộc phải thanh toán cho ngời xuất khẩu trong khi không thể thu hồi vốn từ phía ngời nhập khẩu.

+Rủi ro do ngời xuất khẩu có hành vi lừa đảo.

+Rủi ro do ngân hàng mở L/C không hành động đúng theo UCP mà L/C đã dẫn chiếu: theo UCP, ngân hàng mở L/C đợc miễn trách nhiệm thanh toán nếu chứng từ xuất trình có lỗi. Tuy nhiên nếu ngân hàng mở L/C không hành động đúng theo những quy định tại điều 13-UCP thì ngân hàng mở L/C gặp rủi ro đối với chính bộ chứng từ đó.

-Đối với ngân hàng thông báo

Ngân hàng thông báo là ngân hàng đợc ngân hàng mở L/C yêu cầu thông báo một L/C do ngân hàng mở phát hành cho ngời bán. Ngân hàng thông báo có thể là ngân hàng có quan hệ mã khoá với ngân hàng mở L/C, có thể là ngân hàng có trụ sở đóng tại nớc ngời bán hoặc nớc thứ ba. Rủi ro đối với ngân hàng thông báo khi ngân hàng thông báo quyết định thông báo nhầm phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì, theo thông lệ quốc tế thì ngân hàng thông báo phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với các bên liên quan.

-Đối với ngân hàng xác nhận

Ngân hàng xác nhận thờng là ngân hàng lớn, có uy tín hoặc ngân hàng có quan hệ tiền gửi, tiền vay với ngân hàng mở L/C, đợc ngân hàng mở L/C yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho ngời bán nếu nh ngân hàng mở L/C không thực hiện đợc trách nhiệm của mình. Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng xác nhận là khi không nắm đợc năng lực tài chính của ngân hàng mở L/C mà đã vội đi xác nhận theo yêu cầu của họ để cuối cùng ngân hàng xác nhận phải nhận trách nhiệm thanh toán thay cho ngân hàng mở L/C do ngân hàng mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí phá sản.

Ngân hàng chiết khấu có thể là ngân hàng xác nhận nếu là L/C xác nhận, hoặc có thể là ngân hàng mở L/C. Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng chiết khấu phụ thuộc vào thiện chí của ngân hàng mở L/C và ngời nhập khẩu. Rủi ro mà ngân hàng chiết khấu có thể gặp phải là:

+Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng. +Rủi ro do ngời nhập khẩu trì hoãn thanh toán. +Rủi ro trong quá trình vận chuyển.

+Rủi ro do ngời nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ. +Rủi ro do ngân hàng mở L/C bị phá sản.

+Rủi ro do ngân hàng chiết khấu không hành động đúgn theo quy định của UCP.

b. Đối với ngời mua (ngời nhập khẩu)

Rủi ro xảy ra khi trong quá trình áp dụng và thực hiện các điều khoản của L/C, ngân hàng không chiịu trách nhiệm về tình chân thực của bộ chứng từ cũng nh tình trạng thực tế của hàng hoá. Do đó bộ chứng từ mà ngời mua nhận đợc từ ngân hàng có thể là bộ chứng từ giả mạo và nếu ngân hàng đã trả tiền cho ngời bán trớc khi có sựphán quyết của toà án thì toàn bộ thiệt hại đó sẽ thuộc về ngời xin mở L/C tức ngời mua.

c. Đối với ngời bán (ngời xuất khẩu)

Rủi ro xảy ra khi bên mua không có thiện chí với bên bán khi họ cố tình việ những lỗi rất nhỏ trên chứng từ để từ chối thanh toán, mặc dù bên bán giao hàng đúng số lợng, chất lợng, thời gian nh trong quy định của hợp đồng và của L/C. Do tính chặt chẽ và chi tiết của bộ chứng từ, đôi khi bên bán gặp khó khăn trong việc đáp ứng những điều kiện quá khắt khe của bộ chứng từ.

Ngoài ra, còn có những rủi ro xảy ra do cơ chế chính sách thay đổi, hoặc rủi ro về mặt đạo đức kinh doanh.Vì vậy, việc tìm kiếm các biện pháp để hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế là vô cùng cần thiết và cấp bách.

Chơng II. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phơng thức tín dụng

chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam (Vietcombank)

I. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam (NHNTVN)

1. Lịch sử hình thành NHNTVN

NHNTVN đợc thành lập vào ngày 1/4/1963, đến 1/4/2003 tới đây NHNTVN đã có tròn 40 năm xây dựng và phát triển, so với tuổi đời một con ng- ời thì đây chính là thời kỳ chín muồi về tri thức cũng nh nở rộ về tài năng.

Trớc đây, NHNTVN là Cục ngoại hối của NHNN VN. Ngay từ khi mới chào đời, NHNT VN đã phải đối mặt với các thử thách to lớn của công cuộc xây dựng miền Bắc XHCN và công cuộc đấu tranh gian khổ của đồng bào miền Nam nhằm thống nhất hoàn toàn nớc nhà. Là ngân hàng chuyên doanh đối ngoại duy nhất thời bấy giờ của Việt Nam, NHNTVN đã có những bớc tiến thần kỳ, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ cho việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, làm thất bại hoàn toàn âm mu phong toả kinh tế của các lực lợng thù địch, trực tiếp tham gia chi viện một số lợng lớn ngoại tệ và vật t kỹ thuật cho chiến trờng. Năm 1975, miền Nam đợc hoàn toàn giảI phóng đã mở ra một trang sử mới cho đất nớc. Trong bao nhiêu bộn bề của thời kỳ kiến thiết đất nớc, NHNTVN vẫn giữ đợc vai trò quan trọng của một ngân hàng chuyên doanh đối ngoại, phục vụ cho việc tăng cờng quan hệ kinh tế quốc tế, thơng mại quốc tế, thực hiện nhiệm vụ khôI phục và xây dựng lại nền kinh tế đất nớc theo con đờng XHCN (1975- 1986). Những thành công và thất bại trong thời cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã trở thành những bàI học, kinh nghiệm quý báu cho NHNTVN khi bớc vào thời kỳ mở cửa, nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trờng có sự quản lý và điều tiết của Nhà nớc.(1986 đến nay).

Trong bối cảnh đó, NHNTVN đã từng bớc thay đổi, thích nghi dần với cơ chế thị trờng và có những đóng góp tích cực cho việc phát triển nền kinh tế, thông qua việc huy động một nguồn vốn lớn trong xã hội để đầu t phục vụ mục tiêu tăng trởng kinh tế và thực thi chính sách tiền tệ theo định hớng của Nhà nớc.

Hiện nay, NHNTVN là ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. NHNTVN đợc Nhà nớc xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, NHNTVN cũng đồng thời là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Ngân hàng Châu á. Với truyền thống chuyên doanh đối ngoại từ khi mới thành lập, NHNTVN đợc đánh giá là ngân hàng có uy tín nhất Việt Nam trong các lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác.

Tính đến cuối năm 2001, NHNTVN đã phát triển thành một hệ thống vững mạnh gồm:

 23 chi nhánh cấp I và 6 chi nhánh cấp II ở trong nớc;  1 công ty tài chính và 3 văn phòng đại diện ở nớc ngoài; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Góp vốn cổ phần vào 5 doanh nghiệp (2 công ty bảo hiểm, 3 công ty kinh doanh bất động sản) và 7 ngân hàng.

NHNTVN hiện có quan hệ với hơn 1.300 ngân hàng tại 85 nớc và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Ngoài vai trò là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực tự động hoá thanh toán sử dụng mạng SWIFT, NHNTVN còn đợc coi là ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhất Việt Nam. Quan trọng hơn cả, Ngân hàng Ngoại th- ơng đã xây dựng và đào tạo đợc một đội ngũ 4000 cán bộ, công nhân viên năng động, nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ.

Xứng đáng với những thành tựu đã đạt đợc, NHNT đợc nhận danh hiệu Ngân hàng Việt Nam tốt nhất của năm (2001) lần thứ hai liên tiếp do tạp chí The Bankers (thuộc tập đoàn Financial Timers) trao tặng và làn thứ năm liên tiếp nhận danh hiệu Ngân hàng có chất lợng Thanh toán tốt nhất do JP Morgan Chase trao tặng.

2. Cơ cấu tổ chức của NHNTVN.

Hệ thống tổ chức của NHNTVN bao gồm:  Trụ sở chính.

 Các sở giao dịch, chi nhánh (gọi là chi nhánh cấp I), văn phòng đại diện,đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc NHNTVN.

 Các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm phụ thuộc sở giao dịch, chi nhánh cấp I, chi nhánh cấp II

Sơ đồ tổ chức Ban kiểm Soát Hội đồng Quản trị Hội đồng Tín dụng Ban tổng Giám đốc Mạng lới trong nớc

Phòng kiểm tra nội bộ Phòng Quan hệ ngân hàng đại lý Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo

Phòng quan hệ khách hàng Phòng vốn Phòng kế toán tài chính

Phòng quản lý thẻ Trung tâm thah toán Phòng thông tin tuyên truyền

Phòng pháp chế Phòng xây dựng cơ bản Phòng quản trị Phòng tổng hợp thanh toán Phòng tổng hợp và phân tích kinh tế Phòng quản lý tín dụng Phòng đầu t dự án

Phòng quản lý vốn liên doanh cổ phần Phòng kế toán quốc tế

Phòng công nợ Trung tâm tin học

Phòng quản lý các đề án công nghiệp Phòng thông tin tín dụng

Văn phòng Trụ sở chính

Sở giao dịch 23 chi nhánh Các công ty con

Mạng lới ngoài nớc

Văn phòng đại diện tại

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 30 - 37)