Trong nghiên cứu của chúng tôi có 19 trường hợp phân lập được nấm từ bệnh phẩm chất nạo ổ loét (68,2%). Tỷ lệ này thấp hơn so với một số tác giả nước ngoài. Theo Polack F. M. và cộng sự (1971) trong 33 trường hợp viờm loột giác mạc do nấm có 32 trường hợp (97%) nuôi cấy dương tính [53]. Trong một nghiên cứu khác Ấn Độ của Kalavathy C. M. và công sự số trường hợp nuôi cấy dương tính ở 100 bệnh nhân viờm loột giác mạc do nấm là 88 (88%) [39].
Với những trường hợp nuôi cấy dương tính, Fusarium là loại nấm được phân lập nhiều nhất : 6/19 trường hợp (31,6%), tiếp đến là Asp Fumigatus: 2/19trường hợp (22,2%), Curvularium chỉ có 1 bệnh nhân. Thứ tự này cũng tương tự như nghiên cứu của Đỗ Thu Nhàn (1990) [9], Nguyễn Duy Anh (1996) [1]. Còn đối với một số tác giả khác như Trần Thị Phương Thu [12] thì Aspergillus đứng hàng đầu, sau đó mới đến Fusarium. Ngoài ra còn một tỷ lệ khá cao nuôi cấy phát hiện nấm sợi nhưng không định danh được loài bao gồm 10/19 trường hợp (52,63%).
Trong nghiên cứu có 5/6 trường hợp (83,3%) viờm loét giác mạc do nấm Fusarium được điều trị khỏi và có 1 trường hợp thất bại (16,7%). Kết quả này của chúng tôi tương đồng với Foster R. K. và Rebell G (Trong 35 trường hợp viờm loột giác mạc do Fusarium solani theo nghiên cứu của Foster R. K. và Rebell G. có 29 trường hợp (82,9%) điều trị thành công bằng Natamycin 5% [25]) nhưng cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Duy Anh (khi điều trị với 6 phác đồ khác nhau có 30/34 trường hợp nhiễm nấm Fusarium giác mạc được điều trị khỏi (69,8%), 13 trường hợp thất bại (30,2%) [1].
Theo các nghiên cứu thực nghiệm về tác dụng của Amphotericin B và Itraconazole thì Funsarium ít nhạy cảm với 2 loại thuốc này [21], [33]. Tuy nhiên những thử nghiệm lâm sàng của tác giả trong nước và nước ngoài cho thấy 2 loại thuốc này đều có tác dụng điều trị viờm loét giác mạc do nấm Fusarium ở các mức độ khác nhau. Jone D. B và cộng sự sử dụng Amphotericin B nồng độ 3-5% điều trị 20 trường hợp viờm loột giác mạc do nấm Fusarium có 7 trường hợp khỏi [35]. Wood T . O. và Williford W. sử dụng Amphotericin B 0,15% điều trị cho 12 bệnh nhân trong đó 4 bệnh nhân viờm loột giác mạc do nấm Fusarium đều khỏi [60].
Đối với các trường hợp viờm loột giác mạc do nấm sợi khác do điều kiện của phòng xét nghiệm không định dạng được loài, có tới 10 trường hợp chiếm 52,6% các trường hợp nuôi cấy được, trong đó có 7 trường hợp khỏi bệnh (70,0%) và 3 trường hợp thất bại (30,0%). Như vậy phác đồ của chúng tôi cũng đáp ứng tốt với các loại nấm sợi này.
Với các phân lập khác do số lượng ớt nờn chúng tôi không đánh giá kỹ về hiều quả lâm sàng.