Cỏc tác dụng không mong muốn ghi nhận được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị viêm lột giác mạc do nấm bằng phối hợp tiêm amphotericin b nhu mô giác mạc và itraconazole toàn thân (Trang 56 - 57)

Trong nghiên cứu của chúng tôi không thấy tác dụng phụ toàn thân nào được ghi nhận khi dùng Itraconazole đường uống và tiêm Aphotericin B tại chỗ. Có một số tác dụng phụ tại mắt khi tiêm nhu mô Aphotericin B: bọng biểu mô 1/50 trường hợp; đau tức mắt ở hầu hết các bệnh nhân sau tiêm nhưng chỉ sau 24h các triệu chứng đau hết.

Chương 4 BÀN LUẬN

Viêm loét giác mạc do nấm là bệnh lý hay gặp ở nước ta và điều trị thường gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các thuốc chống nấm chỉ có tác dụng kỡm nấm và đòi hỏi một hệ thống miễn dịch nguyên vẹn và thời gian điều trị kéo dài. Thuốc chống nấm không có hiệu quả như kháng sinh điều trị nhiễm vi khuẩn. Ngoại trừ Natamycin và Ketoconazole, hầu hết các thuốc chống nấm khác đều được pha chế từ dạng thuốc toàn thõn để sử dụng tại chỗ trong nhãn khoa.

O’Day D. M đã chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc chống nấm hiện tại phụ thuộc vào những thử nghiệm trên động vật, thử nghiệm lõm sàng và những dữ kiện về độ nhạy cảm đã được báo cáo.

Nhiều hoá chất đã được thử nghiệm để điều trị viêm loét giác mạc do nấm, từ những thuốc sát trùng đến thuốc kháng nấm. Trong các kháng sinh có 2 nhúm phức hợp đã trở thành thuốc chủ yếu để điều trị viêm loét giác mạc do nấm là polyen và azole. Các thử nghiệm lõm sàng thường đuợc thực hiện với các thuốc hai nhúm trên đơn độc hoặc phối hợp. Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng Amphotericin B ở dạng tra mắt và tiêm nhu mô giác mạc phối hợp với Itraconzole đường uống – là những thuốc hiện sẵn có ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị viêm lột giác mạc do nấm bằng phối hợp tiêm amphotericin b nhu mô giác mạc và itraconazole toàn thân (Trang 56 - 57)