Thời gian điều trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị viêm lột giác mạc do nấm bằng phối hợp tiêm amphotericin b nhu mô giác mạc và itraconazole toàn thân (Trang 61 - 63)

Thời gian cần thiết để điều trị viờm loột giác mạc do nấm khác nhau tùy theo từng nghiên cứu. Nói chung thời gian điều trị viờm loột giác mạc do nấm dài hơn những trường hợp những trường hợp viờm loột giác mạc do vi khuẩn.

Bảng 4.2:Kết quả số ngày điều trị của một số tác giả

Tác giả Tên đề tài N Thời gian

điều trị

Thỏi Lê Na (2006)

Đánh giá hiệu quả điều trị VLGM do nấm bằng Amphotericin B tại chỗ phối hợp với Itraconazole toàn thân

98 23,9±11,2

Lê Anh Tâm (2008)

Nghiên cứu tình hình VLGM tại viện

mắt TW 10 năm (1998-2007) 1232 30,5±17,08

Safiye Yilmaz (2007)

Hiệu quả Amphotericin B tiêm tiền

phũng trờn bệnh nhân VLGM 14 32,14±11,67

Gaurav Prakash (2008)

Tiêm Voriconazole 5àg/0,1ml tiờm

quanh ổ abces giác mạc 3 21,00±00

Đoàn Thỳy Hũa (2010)

Nghiên cứu hiệu quả điều trị VLGM do nấm bằng Amphotericin B tiêm nhu mô phối hợp với Itraconazole toàn thân

50 30,17±10,67

Kết quả của chúng tôi tương đồng với các tác giả khác nhưng cao hơn so với tác giả Thỏi Lờ Na (2008) và Gaurav Prakash. Có thể do trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh nhân nặng rất cao (72%).

Thời gian điều trị trung bình của 40 bệnh nhân khỏi trong nghiên cứu của chúng tôi là 30,17+ 10,67ngày trong đó ở nhóm nhẹ là 13,0 + 0,0 ngày; nhóm vừa là 25,7 + 7,05 ngày; nhóm nặng là 32,8 + 11,4ngày. Có sự khác biệt giữa thời gian điều trị trung bình ở các mức độ khác nhau. Điều này cho thấy nếu bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì thời gian điều trị càng ngắn.

4.1.5. Kết quả thị lực

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thị lực sau điều trị như: mức độ lâm sàng, vị trí của sẹo giác mạc, độ dày của sẹo, các biến chứng và di chứng kèm theo.

Trong 50 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có 17 bệnh nhân thị lực tăng chiếm 42,5%. Tuy nhiên kết quả thị lực chủ yếu là thị lực < ĐNT 3m, có đến 25 bệnh nhân (62,5%). So với tác giả Thỏi Lờ Na kết quả của chúng tôi thấp hơn: tỉ lệ tăng thị lực sau điều trị của tác giả là 82%. Có thể do trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bênh nhân nặng nhiều hơn và ổ thâm nhiễm sâu mật độ dày, để lại sẹo dày làm thị lực hạn chế.

Vị trí ổ loét cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thị lực. Ổ loét gần rìa cho kết quả thị lực cao hơn ổ loét cạnh trung tâm và trung tâm. Trong số 6 bệnh nhân có ổ loét ở rìa khỏi bệnh, có 3 bệnh nhân (50%) thị lực ở lần khám cuối > 7/10. 12/15 bệnh nhân ổ loét cạnh trung tâm khỏi có thị lực > 1/10 (80,0%) trong đó 2/15 bệnh nhân (13,3%) thị lực > 7/10. Hầu hết các ổ loét ở trung tâm có thị lực sau điều trị thấp, 17/19 bệnh nhân (89,5%) khỏi có thị lực cuối cùng<1/10. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Đối với ổ loét ở trung tâm dù ở mức độ nhẹ và được điều trị sớm khi khỏi cũng gây giảm thị lực rất nhiều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị viêm lột giác mạc do nấm bằng phối hợp tiêm amphotericin b nhu mô giác mạc và itraconazole toàn thân (Trang 61 - 63)