Thời gian mắc bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị viêm lột giác mạc do nấm bằng phối hợp tiêm amphotericin b nhu mô giác mạc và itraconazole toàn thân (Trang 68 - 69)

Thời gian mắc bệnh của nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có giới hạn từ 6 đến 107ngày, trung bình 27,5 + 18,9 ngày, phần lớn trong vòng 2-4 tuần (46%).Số bệnh nhân tới viện từ 4 - < 8 tuần chiếm 46,0%. Bệnh nhân trước đó hầu hết đã tự điều trị, điều trị bác sỹ tư, trạm y tế xã, bệnh viện huyện hoặc tỉnh, khi bệnh không khỏi hoặc nặng lên mới chuyển tuyến trên và thường chưa được chẩn đoán viờm loột giác mạc do nấm ở tuyến dưới. Trong nghiên cứu của Thỏi Lê Na bệnh nhân đến viện điều trị trong vòng 2 tuần sau khi bị bệnh là 21%. Như vậy, bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi được đến viện muộn hơn trong nghiên cứu của Thỏi Lê Na [7]. Điều này có thể lý giải là tỉ lệ bệnh nhân nặng của chúng tôi cao hơn 72%, trong khi của tác giả là 36,1%. Có lẽ do nghiên cứu của chúng tôi tiêu chí lựa chọn bệnh nhân khác, bệnh nhân của chúng tôi hầu hết đã được điều trị trước đó, 20/50 bệnh nhân đã được điều trị tại bệnh viện mắt theo phác đồ chống nấm của bệnh viện mắt TW nhưng không khỏi hoặc chưa khỏi hẳn vẫn còn thâm nhiễm ở sâu mới chuyển sang điều trị bổ xung theo phác đồ của chúng tôi.

Ở Mỹ bệnh nhân thường được chần đoán và điều trị sớm hơn, Kaufman H.E. và Wood R.M. (1965) điều trị 15 trường hợp viờm loột giác mạc do nấm thấy hầu hết bệnh nhân tới bệnh viện trong vòng 1 – 2 tuần. Nghiên cứu của Foster R. K và Rebell G. (1975) trên 61 trường hợp viờm loột giác mạc do nấm thấy bệnh nhân đến viện trong vòng 1 tuần sau khi xuất hiện triệu chứng.

Chúng tôi lấy mốc thời gian 2 tuần để xác định xem thời gian mắc bệnh có phải là một yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị hay không. Trong nghiên cứu có 5/6 trường hợp có thời gian mắc bệnh < 2 tuần được điều trị khỏi (83%), 1/6 trường hợp thất bại (16,6%), 44/50 trường hợp có thời gian mắc

bệnh > 2 tuần trong đó 35 trường hợp được điều trị khỏi (79,5%), 9 trường hợp thất bại (20,5%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ khỏi giữa 2 nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên và dưới 2 tuần với p >0,05. Có thể do số lượng bệnh nhân cũn quỏ ớt và chênh lệch ở từng nhóm.

Bệnh nhân mắc bệnh càng lâu mức độ lâm sàng càng nặng, dùng thuốc không đúng (kháng sinh, corticoid) hoặc đã được điều trị thuốc chống nấm nhưng bệnh vẫn nặng lên. Tất cả những yếu tố này làm cho việc điều trị của chúng tôi trở lên khó khăn hơn và ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị viêm lột giác mạc do nấm bằng phối hợp tiêm amphotericin b nhu mô giác mạc và itraconazole toàn thân (Trang 68 - 69)