Trong 50 bệnh nhõn được điều trị theo phác đồ của chúng tôi có 40 trường hợp khỏi bệnh (80,0%) và 10 trường hợp kết quả xấu (20,0%) phải chuyển phác đồ điều trị, ghép giác mạc điều trị hay múc nội nhãn.
Bảng 4.1:Tỉ lệ khỏi VLGM của một số tác giả
Tác giả Phương pháp điều trị N Tỉ lệ
khỏi
Trần thị Phương Thu (1994-1995)
Itraconazole (Ketoconazole) uống
đơn thuần 90
41/90 (46%)
Thỏi Lê Na (2006) Amphotericin B 0,15% tra mắt phối
hợp với Itraconazole toàn thân 98
80/98 (81,6%) Wood T.O và
Williord W (1976)
Amphotericin B 0,15% tra tại chỗ
đơn độc 12 (100%)
Basak S.K (2004)
Amphotericin B 5-15àg/0,1ml tiờm TP phối hợp điều trị nội khoa (tra mắt Natamycin 5%, Amphotericin B 0,15% và uống Fluconazole) 23 17/23 (73,9%) Gaurav Prakash (2008)
Tiêm Voriconazole 5àg/0,1ml tiờm
quanh ổ abces giác mạc 3 100%
Đoàn Thỳy Hũa (2010)
Amphotericin B 5àg/0,1ml tiêm nhu mô phối hợp với Itraconazole toàn
thân
50 40/50
(80%)
Kết quả khỏi của chúng tôi cao hơn so với tác giả Trần Thị Phương Thu và cộng sự có thể do trong nghiên cứu này bệnh nhân chỉ được dùng thuốc chống nấm uống đơn thuần mà không phối hợp.
Kết quả này của chúng tôi tương đương với kết quả khỏi bệnh của tác giả Thỏi Lờ Na và Basak S.K. Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng kết quả của nhóm nghiên cứu chúng tôi có đến 72% bệnh nhân ở mức độ nặng trong khi nghiên cứu của Thỏi Lờ Na chỉ là 36,1%; còn cỡ mẫu nghiên cứu của Basak S.K chỉ là 23 bệnh nhân trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi là 50 bệnh nhân (đạt kết quả điều trị tốt: 30%; trung bình: 50%; xấu: 20%. Trong đó bệnh nhân ở mức độ nặng đạt kết quả điều trị tốt: 19,4%; trung bình:
55,6%; xấu: 25%). Điều này có thể giúp chúng tôi có sự tự tin hơn khi áp dụng phương pháp này điều trị cho những bệnh nhân nhiễm nấm ở mức độ nặng, độ thâm nhiễm sâu cần phải đưa thuốc vào tận ổ tổn thương.
So với kết quả khỏi của Wood T.O và Williord W (1976) và Gaurav Prakash (2008) thì kết quả của chúng tôi lại thấp hơn. Tỷ lệ khỏi rất cao này có thể do bệnh nhân được điều trị sớm và VLGM ở giai đoạn nhẹ hoặc do cỡ mẫu chưa đủ lớn . Nghiờn cứu của chúng tôi với nhóm bệnh nhân ở mức độ vừa tỷ lệ khỏi cũng rất cao 92,3%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 20/50 bệnh nhân đã được điều trị theo phác đồ chống nấm tại bệnh viện mắt trung ương (bảng 3.19) trước khi vào nhóm nghiên cứu, các bệnh nhân đều được điều trị bằng tra Amphotericin B 0,15% cùng với uống Intraconazole toàn thân. Những bệnh nhân này sau quá trình điều trị, biểu mô giác mạc đã biểu mụ húa, tuy nhiên quá trình viêm nhiễm vẫn còn tiến triển nặng thể hiện bằng thâm nhiễm sâu với mật độ dày đặc. Điều này có thể giải thích do Amphotericin B tra chỉ có tác dụng nông bề mặt nên mặc dù giác mạc đã biểu mụ húa nhưng bệnh vẫn còn tiến triển. Chúng tôi tiến hành bổ xung tiêm Amphotericin B 5àg/0,1ml vào nhu mô vùng ổ thâm nhiễm cho nhưng bệnh nhân này, kết quả có 18/20 bệnh nhân thâm nhiễm rút dần, xơ hóa làm sẹo, trong đó đạt kết quả tốt là 4 bệnh nhân (20%); 14 bệnh nhân đạt kết quả trung bình (70%) và chỉ có 2 bệnh nhân (10%) phải ghép giác mạc điều trị. Có lẽ do ổ loột quỏ nặng, hoại tử không có khả năng hồi phục.
Đây cũng có lẽ là một hướng đi mới bổ xung thêm cho phương pháp điều trị VLGM sâu khi thất bại điều trị với các phương pháp truyền thống nội khoa thông thường khác.