8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
2.2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và
2.2.1 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Lịch sử hình thành
Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (tiền thân của BIDV) - được thành lập ngày 26/4/1957 theo Nghị định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua 60 năm phát triển, BIDV đã mang ba tên gọi và nhiệm vụ khác nhau để phù hợp yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (từ ngày 26/4/1957); Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (từ ngày 24/6/1981); Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ ngày 14/11/1990).
Ngày 28/12/2011, BIDV đã thực hiện thành công việc phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, bảo đảm hài hịa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động. Kết quả IPO của BIDV
một lần nữa minh chứng bản lĩnh, sức mạnh nội tại của BIDV. Việc IPO thành cơng cịn thể hiện sự quan tâm rất lớn của đông đảo các nhà đầu tư đối với cổ phiếu BIDV và rộng hơn là sự tin tưởng vào uy tín, thương hiệu và hoạt động kinh doanh của một ngân hàng hàng đầu trên thị trường. BIDV chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu với kết quả 84,7 triệu cổ phiếu được bán ra với giá chào sàn là 18.500 đồng thu về 1.575 tỷ đồng tương ứng với giá bình quân 18.583 đồng/cổ phiếu. Và từ 27/04/2012 đến nay BIDV chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Ngày 24/01/2014, cổ phiếu BIDV niêm yết thành cơng trên sàn chứng khốn đánh dấu mốc chính thức thành ngân hàng đại chúng. Quá trình cổ phần hóa sẽ tạo cho BIDV một mơ hình mới, năng động và hiệu quả; Tạo điều kiện để hấp thụ nguồn lực trong và ngoài nước; Tạo sự thúc đẩy để cũng cố các lĩnh vực hoạt động và mở rộng đầu tư cũng như nâng tầm giá trị thương hiệu. Với bản lĩnh vững vàng và truyền thống đoàn kết thống nhất, cùng với sự thay đổi trong quản trị điều hành theo mơ hình ngân hàng thương mại cổ phần, kỳ vọng rằng BIDV không những bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu, mà còn tạo dựng được một vị thế vững chắc trên thị trường tài chính.
Lĩnh vực kinh doanh
BIDV với chiến lược phát triển trở thành một tập đồn tài chính có tầm cỡ với 3 ngành hoạt động chính là Ngân hàng – Bảo hiểm – Đầu tư tài chính. Hiện nay BIDV hoạt động với các ngành nghề kinh doanh chính là Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán và Đầu tư tài chính với các đặc điểm:
Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
Chứng khốn: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trị chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC).. Năm 2017, thị trường cho thuê tài chính chứng kiến sự hợp tác giữa hai đối tác lớn, đó là sự hợp tác giữa BIDV và Ngân hàng Tín thác Sumitomo Mitsui (SuMi TRUST) – ngân hàng tín thác lớn nhất của Nhật Bản. Kết quả đó là sự ra đời của Cơng ty Cho th tài chính TNHH BIDV – SuMi TRUST (BSL) - cơng ty cho thuê tài chính đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mơ hình liên doanh giữa một Ngân hàng thương mại trong nước với một Định chế tài chính nước ngồi.
Mạng lưới
Không ngừng được mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng sự tín nhiệm và hài lịng của khách hàng. BIDV có mạng lưới hoạt động trải rộng khắp các tỉnh/thành phố trong cả nước với 191 chi nhánh và gần 1.000 phòng giao dịch; 13 công ty trực thuộc và đơn vị liên doanh, 06 Văn phịng Đại diện tại nước ngồi và trên 24.000 cán bộ, nhân viên. BIDV hiện có quan hệ với gần 300 nghìn khách hàng doanh nghiệp; gần 9 triệu khách hàng cá nhân, chiếm gần 10% dân số Việt Nam; hơn 2.300 định chế tài chính hàng đầu của 117 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Các chỉ số đánh giá chất lượng của các tổ chức có uy tín như Moody’s, Standard & Poor’s, Nielsen Việt Nam,… đều được cải thiện thể hiện vị thế ổn định, vững chắc của BIDV trên thị trường tài chính trong nước cũng như trong khu vực.
Hình 2.1: Mơ hình cơ cấu tổ chức BIDV
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2017
Năm 2017 BIDV đạt hiệu quả hoạt động ấn tượng nhất trong nhiều năm trở lại đây với kết quả ngày càng bền vững. Tổng tài sản đạt 1.202 nghìn tỷ đồng tăng trưởng 19,5% so với năm 2016, tiếp tục duy trì vị thế là ngân hàng có quy mơ lớn nhất trên thị trường. Tổng thu nhập hoạt động đạt 39.017 tỷ đồng tăng 28,3% so với năm 2016.
ĐVT: Tỷ đồng
STT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 2015 2016 2017 TĂNG/GIẢM
1 Tổng tài sản 850.748 1.006.404 1.202.284 19,5%
2 Tổng thu nhập hoạt động 24.712 30.399 39.017 28,3%
3 Thuế và các khoản phải nộp 2.337 2.540 2.850 12%
4 Lợi nhuận trước thuế 7.473 7.668 8.665 13%
5 Lợi nhuận sau thuế 5.901 6.196 6.946 12%
Hình 2.2: Tình hình tài chính BIDV giai đoạn 2013 - 2017
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2017
Tình hình tài chính của ngân hàng cũng đạt được nhiều kết quả mang tính đột phá, lợi nhuận trước thuế đạt 8.665 tỷ đồng tăng 13% và lợi nhuận sau thuế đạt 6.946 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2016.
ĐVT: Tỷ đồng
Hình 2.3: Mức tăng trưởng lợi nhuận tại BIDV 2013 - 2017