Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bancassurance tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam002 (Trang 62)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

2.4 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV

2.4.1 Kết quả đạt được

Doanh thu và chi phí

Doanh thu hoạt động Bancassurance tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2012 - 2017, góp phần làm gia tăng lợi nhuận hoạt động dịch vụ tại BIDV. So với một số nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng đặc thù hiện đang triển khai tại BIDV như dịch vụ ngân quỹ, kiều hối, thanh toán, bảo lãnh… một số dịch vụ doanh thu năm sau thấp hơn năm trước thì Bancassurance mang lại nguồn thu ổn định và bền vững hơn.

Với tiềm năng công ty con BIC và cái bắt tay chiến lược với MetLife, giúp doanh thu Bancassurance tại BIDV ngày càng dồi dào hơn, đa dạng hơn ở cả mảng bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Ngoài ra việc phí bảo hiểm thu được thông qua tài khoản mở tại ngân hàng sẽ phần nào giúp tăng nguồn vốn huy động.

Chi phí hoạt động Bancassurance chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi dịch vụ tại BIDV giai đoạn 2012 – 2017, tuy nhiên có xu hướng giảm dần và ổn định, cho thấy dấu hiệu lạc quan khi phát triển hoạt động Bancassurance.

Mạng lưới hoạt động

Theo báo cáo thường niên năm 2017 của BIDV, mạng lưới hoạt động tiếp tục được mở rộng với 190 chi nhánh trong nước, 01 chi nhánh tại Myanmar và 854

phòng giao dịch đảm bảo đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Các chỉ số đánh giá chất lượng của các tổ chức có uy tín như Moody’s, Standard & Poor’s, Nielsen Việt Nam,…đều được cải thiện thể hiện vị thế ổn định, vững chắc của BIDV trên thị trường tài chính trong nước cũng như trong khu vực. Góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động Bancassurance tại ngân hàng.

Thị phần Bancassurance

Từ số liệu thông kê được ở các báo cáo thường niên BIDV năm 2016, 2017 dư nợ tín dụng so với toàn ngành đạt mức 13,6% và 13,7%. Song song với mức dư nợ thì tổng vốn huy động chiếm tỷ lệ lần lượt là 12,5% và 12,8% so với toàn ngành. Đây là một lợi thế vô cùng to lớn cho sự phát triển của hoạt động Bancassurance tại ngân hàng khi thế mạnh sản phẩm Bancassurance là các sản phẩm gắn với sản phẩm tín dụng, huy động của ngân hàng.

Số lượng sản phẩm, dịch vụ

Số lượng sản phẩm Bancassurance tại BIDV hiện tại đạt mức 6 sản phẩm tích hợp với các hoạt động vay vốn, huy động, dịch vụ thẻ của ngân hàng. Bên cạnh đó, BIDV còn triển khai các sản phẩm Bancassurance riêng lẻ đa dạng với mức phí hợp lý, nhiều ưu đãi, đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng khi tham gia sản phẩm Bancassurance tại ngân hàng. Phù hợp với mục tiêu chung là phát triển hoạt động bán lẻ uy tín, chất lượng của BIDV.

Tính tiện ích, chất lượng dịch vụ Bancassurance và uy tín BIDV

Việc xây dựng nền tảng cơ sở hạ tầng tốt và đưa Bancassurance vào chiến lược phát triển của ngân hàng phù hợp với định hướng vĩ mô của nền kinh tế giúp cho hoạt động Bancassurance tại BIDV không những đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng mà còn đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ đi kèm với dịch vụ truyền thống. Ngoài ra, công tác tổ chức, điều hành hoạt động Bancassurance ngày càng hoàn thiện, cho ra các sản phẩm Bancassurance mang lại giá trị gia tăng cao giúp nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng.

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

Doanh thu và chi phí

Hạn chế: Doanh thu Bancassurance từ sản phẩm tích hợp cao, cho thấy sự

phụ thuộc của Bancasurance vào sản phẩm ngân hàng quá lớn, đồng nghĩa việc phát triển hoạt động này tại ngân hàng về lâu dài sẽ không hiệu quả nếu kết quả hoạt động kinh doanh của các sản phẩm ngân hàng không tốt.

Chi phí Bancassurance có giảm, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi dịch vụ của ngân hàng.

Nguyên nhân: Phía đối tác là các công ty bảo hiểm hợp tác với BIDV chưa

đa dạng, chỉ dừng lại ở mảng bảo hiểm nhân thọ (BIDV Metlife), các sản phẩm bán chéo còn hạn chế về số lượng. Các khoản bảo hiểm trả trước, đặc biệt là các khoản bảo hiểm trả một lần khi được ngân hàng hạch toán sẽ làm thu nhập (kéo theo lãi thuần) từ hoạt động Bancassurance tăng lên đột biến. Đây là khoản lợi nhuận ở tương lai được ghi nhận trước nên có phần bị “khống” lên so với thực tế.

Chưa chủ động ứng phó với các nhân tố khách quan xảy ra, dẫn đến chi phí bồi thường, thẩm định thiệt hại tốn kém. Điều này ảnh hưởng đến mức lợi nhuận có được từ hoạt động Bancassurance.

Mạng lưới hoạt động

Hạn chế: Mạng lưới hoạt động tại BIDV phủ khắp cả nước, tất cả các các

chi nhánh phòng giao dịch đều có chủ trương phát triển hoạt động Bancassurance. Tuy nhiên số lượng chi nhánh, phòng giao dịch có được nguồn thu cao từ hoạt động này chưa nhiều. Bên cạnh đó, việc các nhân viên tư vấn cho khách hàng về Bancassurance ở mỗi chi nhánh đa số là nhân viên ngân hàng, chưa có quầy tư vấn dành riêng cho các đối tác bảo hiểm.

Nguyên nhân: Văn hóa tiêu dùng của người dân vùng nông thôn chưa biết

đến giá trị gia tăng mà hoạt động Bancassurance mang lại. Mặt khác, thị trường mục tiêu của Bancassurance tập trung vào các thành phố lớn, đông dân, nên công tác đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực mảng Bancassurance chưa hoàn thiện tại các phòng giao dịch ở khu vực vùng sâu, vùng xa ít dân cư.

Thị phần Bancassurance

Hạn chế: Thị phần Bancassurance tại BIDV so với thị trường bảo hiểm còn

thấp, chủ yếu phụ thuộc vào công ty con BIC.

Nguyên nhân: Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

chiếm số lượng lớn, có bề dày kinh nghiệm. Thêm vào đó việc các ngân hàng khác tham gia vào mảng Bancassurance ngày càng nhiều phần nào ảnh hưởng đến thị phần của BIDV.

Số lượng sản phẩm dịch vụ

Hạn chế: Số lượng sản phẩm dịch vụ Bancassurance tại BIDV tập trung chủ

yếu vào các sản phẩm kết hợp và phân phối sản phẩm của một công ty bảo hiểm duy nhất trong thời gian dài.

Nguyên nhân: Thỏa thuận “hợp tác phân phối độc quyền” kéo dài 15 năm

giữa BIDV và Tập đoàn Metlife, ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm Bancassurance của ngân hàng. Sản phẩm tích hợp vào sản phẩm truyền thống của ngân hàng chưa đa dạng, chỉ dừng lại ở các sản phẩm tích hợp mang tính phi nhân thọ do công ty con BIC cung cấp.

Tính tiện ích, chất lượng dịch vụ Bancassurance và uy tín BIDV

Hạn chế: Tính tiện ích của Bancassurance chưa phù hợp với từng phân khúc

khách hàng. Chất lượng dịch vụ Bancassurance, công tác tiếp thị sản phẩm, chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng còn thiếu sót ở một số khu vực.

Nguyên nhân: Chưa có định hướng trong việc xác định phân khúc khách

hàng muốn sử dụng Bancasssurance đi kèm với các sản phẩm truyền thống. Nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp về Bancassurance ở các khu vực ngoại thành còn thấp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Mở đầu chương 2 luận văn cho thấy được bức tranh toàn cảnh Bancassurance tại Việt Nam và giới thiệu khái quát lịch sử hình thành, hoạt động kinh doanh của BIDV, BIC. Bằng cách đánh giá điểm đạt được, những hạn chế, nguyên nhân về doanh thu, chi phí, mạng lưới hoạt động, số lượng sản phẩm dịch vụ, thị phần và các chỉ tiêu định tính đánh giá sự phát triển hoạt động Bancassurance luận văn đã chỉ ra được thực trạng phát triển hoạt động này tại ngân hàng giai đoạn 2012 - 2017.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1 Định hướng phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV 3.1.1 Mục tiêu 3.1.1 Mục tiêu

BIDV phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020. Để làm được điều này BIDV sẽ tập trung hoàn thành 10 mục tiêu ưu tiên như sau:

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị tăng cường năng lực điều hành các cấp của BIDV tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam.

Thứ hai, tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và duy trì chất lượng, chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững.

Thứ ba, duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.

Thứ tư, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam,

Thứ năm, phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ.

Thứ sáu, nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động

Thứ bảy, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động.

Thứ tám, phấn đấu trở thành ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế.

Thứ chín, cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết, cơ cấu lại danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính.

Thứ mười, bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV.

Trong số các mục tiêu nêu trên, mục tiêu thứ năm “phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ” mở ra con đường phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV. Bởi đa số hiện nay, các ngân hàng đều có những sản phẩm truyền thống như nhau, việc đưa sản phẩm bảo hiểm tích hợp vào sản phẩm kinh doanh chính sẽ tăng giá trị sử dụng dành cho khách hàng, thu hút nhiều khách hàng sủ dụng sản phẩm hơn, đem lại nguồn thu phi lãi lớn cho ngân hàng.

Để phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV tương xứng với lợi thế của ngân hàng, BIDV cần tập trung vào mục tiêu chính là xác định thị trường mục tiêu của các sản phẩm tích hợp. Thị trường khách hàng mục tiêu của các sản phẩm bảo hiểm tích hợp thường được chia thành hai nhóm lớn là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Nhóm khách hàng doanh nghiệp thích hợp với các sản phẩm bảo hiểm nhóm, khách hàng cá nhân thích hợp với các sản phẩm bảo hiểm bán lẻ. Đặc điểm của các khách hàng của các thị trường mục tiêu này là họ có mối quan hệ ràng buộc với ngân hàng thông qua các giao dịch gắn với ngân hàng như quan hệ tín dụng, dịch vụ thẻ, tiền gửi…

3.1.2 Định hướng

Tại nhiều quốc gia, Bancanssure trở thành một trong những kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm chính, như Tây Ban Nha tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm khai thác qua ngân hàng chiếm đến 72%, ở Italia con số này là 70%, ở Pháp là 60%. Ở Việt Nam, doanh thu qua hoạt động Bancassurance còn thấp, một phần do tâm lý người dân chưa thực sự thấy được giá trị của sản phẩm, mặt khác mỗi ngân hàng có cơ chế hoạt động, chính sách khác nhau và điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển còn hạn chế.

ĐVT: %

Hình 3.1: Doanh thu bảo hiểm qua kênh Bancassurance

Nguồn: FALIA: Khảo sát Bancassurance

BIDV là ngân hàng được ba lần vinh danh “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” trong các năm 2015, 2016, 2017 và là ngân hàng Việt Nam duy nhất nằm trong Top 50 ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi (theo số liệu nghiên cứu và đánh giá của The Asian Banker năm 2017). BIDV với sứ mệnh trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu Việt Nam, vươn tầm ảnh hưởng ra khu vực ASEAN và quốc tế.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của hướng phát triển các dịch vụ mới và định hướng bảo hiểm là mảng kinh doanh trụ cột thứ hai sau hoạt động ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020, BIDV đã và đang đầu tư chiến lược kinh doanh phát triển sản phẩm bảo hiểm – ngân hàng nhằm đem tới cho khách hàng nhiều lợi ích trong việc sử dụng dịch vụ tài chính. Trong tình hình hiện tại, mặc dù việc phát triển các dịch vụ tài chính nói chung bao gồm cả Bancassurance là không dễ dàng, nhưng BIDV cần đầu tư đúng mức và quyết liệt để đạt được mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hùng mạnh của mình.

Để có định hướng đúng đắn trong việc phát triển hoạt động Bancassurance, BIDV cần xác định rõ các các yếu tố: Xem xét mô hình hoạt động hiện tại của ngân hàng; Nhu cầu của từng nhóm khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại ngân hàng; Các

dịch vụ hiện đang triển khai tại ngân hàng; Ngoài ra cần nghiên cứu thói quen người tiêu dùng cũng như văn hóa tại mỗi vùng miền.

Với nền móng công ty con là BIC chuyên hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và BIDV MetLife kinh doanh sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cùng cơ sở hạ tầng tiên tiến, mạng lưới rộng khắp, cán bộ nhân viên được đào tạo chuyên môn về bảo hiểm… thì BIDV hiện đang là ngân hàng có nhiều lợi thế để phát triển Bancassurance tại Việt Nam. Ngoài việc bán chéo sản phẩm, thì các sản phẩm Bancassurance tích hợp tối đa hóa lợi ích cho khách hàng là tiềm năng mà BIDV cần khai thác. Bởi lẽ các sản phẩm tín dụng hay các dịch vụ mà ngân hàng đang triển khai đều tồn tại những rủi ro nhất định, việc kết hợp bảo hiểm vào các sản phẩm này không những tạo cảm giác an tâm cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ mà còn tạo ra giá trị gia tăng cho chính bản thân ngân hàng và công ty bảo hiểm.

3.2 Giải pháp

Các giải pháp trong luận văn tập trung vào các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động Bancassurance xét dưới góc độ tại BIDV, BIC và một số giải pháp khác.

3.2.1 Giải pháp từ phía BIDV

Doanh thu và chi phí

Cần xác định rõ lộ trình và hướng hợp tác với công ty bảo hiểm để có thể phát triển hoạt động Bancassurance hiệu quả và bền vững. Bởi mỗi hình thức hợp tác đều cần có cơ sở hạ tầng phù hợp, đem lại doanh thu tương ứng và đi kèm là các ràng buộc. Tránh ký hợp đồng hợp tác phân phối độc quyền các sản phẩm bảo hiểm quá lâu, làm hạn chế sự đa dạng của sản phẩm khi bán cho khách hàng.

Doanh thu Bancassurance tại BIDV hiện nay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu từ hoạt động dịch vụ, vì vậy để góp phần tăng doanh thu cho ngân hàng thông qua hoạt động Bancassurance, BIDV cần tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng hiện có, không chỉ dừng lại ở các sản phẩm bán chéo riêng lẻ, mà cần kết hợp sản phẩm bảo hiểm vào các tất cả các sản phẩm của ngân hàng. Điều này giúp ngân hàng vừa tăng

doanh thu Bancassurance vừa đảm bảo mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ uy tín và chất lượng.

BIDV cần có những chính sách ưu đãi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ Bancassurance, một mặt để thu hút thêm khách hàng mới, mặt khác việc thanh toán phí bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng sẽ thúc đẩy hoạt động thanh toán, huy động vốn tại ngân hàng phát triển.

Cần bám sát và theo dõi thực tế doanh thu, chi phí từ hoạt động Bancassurance, hạch toán các khoản thu trước và xác định biên thanh toán theo đúng quy định về luật kinh doanh bảo hiểm. Tránh trường hợp hạch toán các khoản thu phí một lần trước tạo ra doanh thu không thực và chủ động trong việc chi trả khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bancassurance tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam002 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)