Quản trị rủi ro tín dụng theo ủy ban Basel

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 25 - 30)

Trước tiên, dựa theo nguyên tắc quản trị rủi ro của Basel, tóm tắt sơ bộ như sau:

Bảng 1.1. Tóm tắc 17 nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo Basel Nhóm Nội dung tóm tắt các nguyên tắc

Nguyên tắc 1. Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ xem xét chiến lược về rủi ro tín dụng và các chính sách về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chiến lược này nên phản ánh mức độ chịu đựng rủi ro của ngân hàng với mức sinh lời kỳ vọng khi rủi ro tín dụng xảy ra.

Thiết lập môi trường rủi ro tín dụng phù hợp

Nguyên tắc 2: Ban điều hành có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chiến lược rủi ro tín dụng được Hội đồng quản trị phê duyệt và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng. Các chính sách và thủ tục này cần nhằm vào rủi ro nợ xấu phát sinh trong mọi hoạt động của ngân hàng, ở cấp độ từng khoản tín dụng cũng như toàn bộ danh mục đầu tư. Các thủ tục, quy trình, văn bản cần được xây dựng, triển khai cũng như các

trách nhiệm phê duyệt, xem xét khoản cho vay cần được phân định rõ ràng và phù hợp.

Nguyên tắc 3. Các ngân hàng cần xác định và quản trị rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình. Đối với các sản phẩm và hoạt động mới, ngân hàng cần xây dựng biên pháp quản trị rủi ro và kiểm soát phù hợp trước khi được đưa vào sử dụng hoặc triển khai và phải được Hội đồng quản trị phê duyệt hoặc Ủy ban được Hội đồng quản trị chỉ định.

Điều quan trọng là Ban điều hành cần xác định các nhân viên liên quan trong bất kỳ hoạt động nào có rủi ro tín dụng, cho dù là đã thực hiện hay là hoạt động mới, cơ bản hay phức tạp, đều phải có đủ năng lực thực hiện với những tiêu chuẩn cao nhất và tuân thủ các chính sách và thủ tục của ngân hàng. Nguyên tắc 4: Các ngân hàng phải hoạt động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh được xác định rõ ràng. Những tiêu chí này cần chỉ rõ thị trường mục tiêu của ngân hàng và đồng thời ngân hàng phải hiểu biết rõ về khách hàng vay vốn cũng như mục đích và cơ cấu của khoản tín dụng. Hay nói cách khác các tiêu chí cần chỉ rõ đối tượng khách hàng đủ tiêu chuẩn được cấp tín dụng, các loại hình tín dụng và các điều khoản, điều kiện cấp tín dụng.

Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh

Nguyên tắc 5: Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng tổng thể cho từng loại khách hàng và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trong sổ sách kế toán của

ngân hàng và sổ sách kế toán kinh doanh, nội bảng và ngoại bảng.

Cần xây dựng giới hạn đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế, khu vực địa lý và các sản phẩm cụ thể. Cũng như các giới hạn rủi ro trong mọi lĩnh vực họat động của ngân hàng mà có liên quan đến rủi ro tín dụng hoặc rủi ro đối tác của một ngân hàng. Để có hiệu quả, các giới hạn này cần mang tính ràng buộc và không đi theo nhu cầu của khách hàng.

Nguyên tắc 6: Để có được danh mục đầu tư tín dụng lành mạnh, ngân hàng cần có quy trình rõ ràng trong việc phê duyệt các khoản tín dụng mới cũng như điều chỉnh, gia hạn và tái tài trợ các khoản tín dụng hiện tại.

Ngân hàng cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức nhằm đưa ra nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng.

Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên. Đặc biệt, các khoản tín dụng cho các công ty và cá nhân có liên quan phải được phê duyệt tại quy định riêng cần theo dõi cẩn thận và triển khai các bước cần thiết để kiểm soát nhằm loại trừ rủi ro.

Việc gia hạn tín dụng cần được thực hiện theo các tiêu chí và trình tự cụ thể và rõ ràng. Việc này, tạo ra hệ thống hồ sơ và chứng từ nhằm tăng cường việc ra quyết định tín dụng đúng đắn.

Nguyên tắc 8: Các ngân hàng phải có hệ thống theo dõi, quản lý thường xuyên các danh mục đầu tư chứa đựng rủi ro tín dụng khác nhau.

Nguyên tắc 9: Ngân hàng cần có hệ thống theo dõi điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm việc xác định mức độ đầy đủ tỷ lệ dự phòng và quỹ dự phòng.

Nguyên tắc 10: Ngân hàng nên xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá nội bộ để quản trị rủi ro tín dụng. Hệ thống đánh giá cần phù hợp với bản chất, quy mô và sự phức tạp trong các hoạt động của ngân hàng.

Nguyên tắc 11: Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và công cụ phân tích giúp ban lãnh đạo đo lường rủi ro tín dụng. Nguyên tắc 12: Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tổng thể thành phần và chất lượng tín dụng.

Duy trì việc cấp tín dụng hiệu quả

Nguyên tắc 13: Ngân hàng phải xem xét và đánh giá những thay đổi quan trọng về điều kiện kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng, danh mục tín dụng.

Nguyên tắc 14: Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống đánh giá độc lập, thường xuyên quy trình quản lý rủi ro tín dụng và kết quảđánh giá nên được báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành.

Hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng

Nguyên tắc 15: Ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng phê duyệt tín dụng được quản lý thích hợp, rủi ro tín dụng ở mức tương thích với các tiêu chuẩn thận trọng và trong giới hạn

mà ngân hàng cho phép. Các ngân hàng cần thiết lập và thực thi kiểm soát nội bộ và công tác kiểm tra khác để đảm bảo rằng những trường hợp ngoại lệ về chính sách, thủ tục và các giới hạn được báo cáo một cách kịp thời lên cấp quản lý thích hợp.

Nguyên tắc 16: Ngân hàng cần có hệ thống nhận biết và có thể sớm xử lý với tín dụng có vấn đề.

Vai trò của giám sát

Nguyên tắc 17: Các giám sát viên thực hiện việc đánh giá một cách độc lập các chiến lược, chính sách, quy trình và việc tuân thủ của ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.

Nguồn: Tóm tắt các nguyên tắc quản RRTD của Basel (2000) [15],[16], [20]

Dựa trên các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel vừa nêu, một sốđiểm cơ bản mà các NHTM cần phải thực hiện như sau:

- Xây dựng, hoàn thiện chính sách tín dụng, quy trình cấp tín dụng lành mạnh, chiến lược về rủi ro tín dụng, chính sách quản trị rủi ro tín dụng xuyên suốt từ Hội sở đến các chi nhánh.

- Phân định rạch ròi nhân sự liên quan đến công tác đề xuất, tham mưu và phán quyết cấp tín dụng, đảm bảo tính độc lập tối thiểu giữa bộ phận đề xuất, tham mưu và thành phần phán quyết cấp tín dụng trong cơ chế phán quyết cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng.

- Phân tách bộ phận tín dụng độc lập thành các bộ phận có chuyên môn khác nhau bao gồm bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, và bộ phận tác nghiệp. Trong đó, bộ phận quan hệ khách hàng tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, chăm sóc khách hàng, thực thi các phán quyết cấp tín dụng đã được phê duyệt. Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện thẩm định tín

dụng độc lập, đưa ra các ý kiến đề xuất tham mưu liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, giám sát quá trình thực hiện các phán quyết tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng. Bộ phận tác nghiệp thực hiện nhập liệu thông tin lên hệ thống máy tính, lưu trữ hồ sơ chứng từ.

- Hoàn thiện hệ thống nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi, quản lý danh mục đầu tư chứa đựng rủi ro, đánh giá thông tin, cảnh báo và kiểm soát tín dụng kịp thời nhằm nhận thức và có thể xử lý sớm các khoản tín dụng có vấn đề.

- Nâng cao chất lượng nhân sự liên quan tham gia trong quy trình cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.

1.3.BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 1.3.1. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng tại một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)