BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 30)

Trong cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng khu vực châu Á thời kỳ 1997- 1998, và cuộc khủng hoảng tài chính-ngân hàng toàn cầu khởi đầu từ Mỹ những năm gần đây đã và đang cho thấy ngày càng nhiều ngân hàng trên thế giới công bố các khoản nợ xấu và thua lỗ lớn kỷ lục, trong đó có rất nhiều ngân hàng trong khu vực và trên thế giới bị phá sản, kể cả những ngân hàng lớn tầm cỡ thế giới với bề dày hoạt động hàng trăm năm [21].

Vì vậy, để rút ngắn khoảng cách về hoạt động rủi ro tín dụng thì việc học hỏi các kinh nghiệm của các NHTM trên thế thế giới và áp dụng vào Việt Nam là vô cùng quý báu. Dưới đây là kinh nghiệm về quản trị rủi ro tại một số nước mà Việt Nam cần học hỏi:

- Tại Mỹ, các ngân hàng Mỹ nhấn mạnh vào lối ra cho các khoản nợ xấu và tránh việc thu hồi nợ hay nói cách khác là “nuôi nợ để thu nợ” như ở Việt Nam vẫn thường nhắc tới. Việc tất toán khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi đó là cách cuối cùng, vì việc thu hồi có thể hiệu quả hơn thông qua cách tiếp tục trả nợ của một doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hơn là phải tất toán tài sản, các biện pháp phổ biến là giảm lãi suất

và giảm giá trị các khoản chi trả để người vay tiền vẫn chó thể trả nợ mà không phải bán tài sản thế chấp. Cách khác nữa là NHNN bơm tiền vào các ngân hàng hoặc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài để tăng vốn hoạt động, nhờ đó nhiều ngân hàng lớn đã mua lại các ngân hàng và TCTD nhỏ đang trên bờ vực phá sản, nhờ đó những chính sách hỗ trợ khách hàng của ngân hàng lớn đã được áp dụng luôn cho khách hàng của ngân hàng nhỏ.

- Tại Thái Lan, khủng hoảng tài chính Tiền tệ Châu Á năm 1997 – 1998 đã nâng tỷ lệ nợ khó đòi tại Thái Lan ở mức báo động gần 36% tổng dư nợ. Trước tình hình đó, Chính phủ và các NHTM Thái Lan đã thực hiện một số biện pháp tái cấu trúc lại hoạt động tín dụng như: Áp dụng các tiêu chuẩn kế toán thế giới xác định lại giá trị các khoản vay khó đòi; Thành lập các cơ quan xử lý nợ; Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong hoạt động tín dụng (thông tin khách hàng, mục đích sử dụng vốn, nguồn trả nợ, kiểm soát sau giải ngân); Phân công tách bạch chức năng, nhiệm vụ các bộ phận đảm bảo tính độc lập và khách quan; Thực hiện việc phán quyết tín dụng theo thẩm quyền: một người, một nhóm người, hội đồng quản trị theo mức tăng dần; Tăng cường đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng, cập nhật thông tin thường xuyên cho nhân viên; Áp dụng chính sách cho vay theo từng lĩnh vực ngành nghề, đặc biệt lĩnh vực BĐS. Với những chính sách này đã giúp Thái Lan vượt qua khó khăn và phục hồi sau khủng hoảng.

- Tại Trung Quốc, học hỏi từ nguyên nhân xuất phát các khoản nợ xấu tại Trung Quốc: Dư nợ tín dụng tăng quá nhanh trong khi trình độ chuyên môn của CBTD chưa đạt tiêu chuẩn; Cho vay dựa chủ yếu vào tài sản thế chấp, người bảo lãnh, tỷ lệ cho vay trên giá trị tài TSĐB quá cao, tuy nhiên tình trạng giá BĐS giảm nghiêm trọng đã làm cho TSĐB không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém; Không thu thập đầy đủ thông tin khách hàng, hồ sơ pháp lý; không thu thập, xác minh và phân tích các BCTC trong suốt thời hạn hiệu lực khoản vay; Không giám sát các khoản cho vay xây dựng; Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và

khoản phải thu chậm, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh. Đối với việc mua bán nợ xấu từ năm 2001, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép hình thành thị trường mua bán nợ xấu nga với sự tham gia của rất nhiều thành phần quốc doanh, tư nhân, trong nước và quốc tế nhằm tăng tính cạnh tranh quá trình định giá với hệ thống pháp lý hoàn hảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thị trường này phát triển.

- Tại Nhật Bản, Ngân hàng chủ động trong việc đánh giá rủi ro khách hàng tiềm năng trong tương lai gần và xa, từđó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt; Nếu mức lỗ vượt quá khả năng của các NHTM, NHNN sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp. Hiện nay, tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) tại Nhật đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các Ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu khó thu hồi kéo dài nhiều năm

1.3.2. Bài học cho Việt Nam về quản trị rủi ro tín dụng

- Ngân hàng cần tuân thủđúng, đầy đủ các quy định và quy chế cho vay. Đào tạo và nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của các nhân viên tín dụng, bảo đảm chính xác từ khâu đầu tiên của quá trình cho vay là một trong những biện pháp quản trị RRTD hiệu quả nhất.

- Ngân hàng cần chú ý đến khả năng trả nợ của khách hàng, phương án kinh doanh hiệu quả hơn là chú trọng đến tài sản thế chấp.

- Ngân hàng cần phải hoàn thiện hệ thống thông tin và các mô hình chấm điểm xếp hạng khách hàng hỗ trợ cho công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro [18].

- Ngân hàng cần phải tuân thủđúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và các quy định về an toàn hoạt động kinh doanh ngân hàng.

- Ngân hàng cũng cần quan tâm đến giai đoạn sau giải ngân, có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng theo định kỳ cũng như đánh giá lại tài sản của khách hàng để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng [4], [21].

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 tác giả đã xây dựng, hệ thống hóa được các cơ sở lý luận, những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu để đánh giá rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Tác giả nêu bật được những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đồng thời cũng đề cập đến nguyên tắc quản trị RRTD theo tiêu chuẩn quốc tế (ủy ban Basel). Từ kinh nghiệm quản trị RRTD tại một số nước trên thế giới như Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản để rút ra bài học cho Việt Nam đểứng dụng cho các NHTM tại Việt Nam.

Những lý luận cơ bản trên làm định hướng quan trọng để tác giả nghiên cứu, thực hiện mục tiêu của đề tài tại Chương 2 và Chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

2.1. KHÁI QUÁT VỀ SCB

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của UBND TP.HCM cấp, đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB).

SCB là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệ thống tài chính Việt nam. Cụ thể, từ 27/12/2010 Vốn điều lệ đạt 4.184.795.040.000 VNĐ; đến 30/09/2011 tổng tài sản của SCB đạt 77.985 tỷ đồng, tăng gần 30% so với đầu năm. Mạng lưới hoạt động gồm 132 điểm giao dịch trải suốt từ Nam ra Bắc.

Thực hiện lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng tại Việt Nam của NHNN, nhằm phát huy thế mạnh, tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng, giảm bớt chi phí vận hành từđó tạo ra một ngân hàng mới vững mạnh hơn và tăng khả năng tiếp cận thị trường. Ngày 06/12/2011, NHNN chấp thuận chủ trương hợp nhất 3 ngân hàng là Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn [19] với vốn điều lệ 10.583.801.040.000 VNĐ và trở thành 1 trong 4 ngân hàng có qui mô tổng tài sản lớn nhất trong khối ngân hàng TMCP tại Việt Nam cùng với ACB, EIB, STB. Mạng lưới hoạt động: 01 Sở giao dịch, 49 chi nhánh (chi nhánh) và 180 PGD/QTK/ĐGD.

Đến nay, sau hơn một năm hợp nhất với các chính sách linh hoạt và các sản phẩm dịch vụ toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng là cơ sở vững chắc để SCB đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và luôn là người

bạn đồng hành đáng tin cậy của các khách hàng, theo đúng phương châm “Hoàn thiện vì khách hàng”.

2.1.2. Kết quả hoạt động của SCB

Qua gần 20 năm hoạt động, SCB đã có những bước phát triển vượt bậc trong việc gia tăng huy động vốn và cho vay và các dịch vụ ngân hàng khác, là một trong những ngân hàng cổ phần qui mô tổng tài sản lớn nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, SCB cũng gặp phải những khó khăn nhất định trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, lạm phát duy trì ở mức cao, thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.1. Tổng tài sản và vốn CSH, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2009 -2012

Đơn vị tính: Tỷđồng Năm 2009 2010 30/09/2011 2011 2012 Giá trị Tốc độ tăng trưởng 2009 so với 2008 (%) Giá trị Tốc độ tăng trưởng 2010 so với 2009 (%) Giá trị Tốc độ tăng trưởng 30- 09/2011 so với 2010 (%) Giá trị Tốc độ tăng trưởng 2011 so với 2010 (%) Giá trị Tốc độ tăng trưởng 2012 so với 2011 (%) Chỉ tiêu (*) (*) (*) (**) (**) Tổng tài sản 72.072 60 114.246 59 153.624 34 147.151 29 148.697 1,1 +SCB 54.492 41 60.183 10 77.581 29 +TNB 15.940 217 46.414 191 58.939 27 +FCB 1.640 11 7.649 366 17.104 124 Vốn chủ sỡ hữu 9.181 125 10.750 17 12.075 12 11.585 8 11.868 2,4 +SCB 4.481 60 4.710 5 4.861 3 +TNB 3.617 503 3.902 8 4.020 3 +FCB 1.083 60 2.138 97 3.194 49

*Giai đọan 2009-30/09/2011 được tổng hợp từ báo cáo của ba ngân hàng riêng lẻ; **Giai đoạn 2011-2012 được tổng hợp từ báo cáo SCB hợp nhất.

Nguồn: Báo cáo tài chính, báo cáo nội bộ của SCB, TNB, FCB từ 2009-2012, [11],[12],[13]

Tổng tài sản, chỉ tính riêng SCB năm 2009 tăng 41%, năm 2010 tăng 10% và đến 30/09/2011 tăng 29%. Cuối năm 2011 SCB hợp nhất với TNB, FCB thành SCB

mới với tổng tài sản là 147.151 tỷđồng tăng so với năm 2010 tính cả SCB, TNB, FCB là 29%; năm 2012 tăng so với năm 2011 là 1,1%, thể hiện ở bảng 2.1.

Vốn chủ sở hữu của SCB năm 2009 là 4.481 tỷđồng tăng 60% so với năm 2008, năm 2010 tăng 5% so với năm trước và đến năm 2011 SCB thực sự gặp nhiều khó khăn do nợ quá hạn tăng cao ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của SCB, TNB và FCB với vốn CSH hợp nhất 11.585 tỷđồng tăng 8% so với năm 2010; năm 2012 sau 1 năm hợp nhất cùng với sự nổ lực của Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBNV, SCB gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ, vốn CSH đến cuối năm 2012 đạt 11.868 tỷ đồng tăng 2,4% so với năm 2011, thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.2 : Tình hình huy động vốn, lợi nhuận trước thuế và tốc độ tăng trưởng của SCB, TNB,FCB từ 2009-2012 Đơn vị tính: Tỷđồng Năm 2009 2010 30/09/2011 2011 2012 Giá trị Tốc độ tăng trưởng 2009 so với 2008 (%) Giá trị Tốc độ tăng trưởng 2010 so với 2009 (%) Giá trị Tốc độ tăng trưởng 30- 09/2011 so với 2010 (%) Giá trị Tốc độ tăng trưởng 2011 so với 2010 (%) Giá trị Tốc độ tăng trưởng 2012 so với 2011 (%) Chỉ tiêu (*) (*) (*) (**) (**) Huy động vốn 57.924 52 88.182 52 121.008 37 128.635 46 124.263 -3,4 +SCB 48.902 41 54.439 11 69.036 27 +TNB 8.481 201 31.019 266 43.174 39 +FCB 541 -32 2.724 404 8.798 223 LNTT 755 1 1.098 45 967 -12 707 -36 82 -88,4 +SCB 423 -35 447 6 +TNB 253 1.050 513 103 +FCB 79 3 138 75

*Giai đọan 2009-30/09/2011 được tổng hợp từ báo cáo của ba ngân hàng riêng lẻ; **Giai đoạn 2011-2012 được tổng hợp từ báo cáo SCB hợp nhất

Nguồn: Tính toán từ BCTC, báo cáo nội bộ của SCB,TNB,FCB tư 2009-2012 [11],[12],[13]

Về huy động vốn, công tác huy động vốn của ngân hàng là một nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đều muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Muốn mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì ngân hàng cần phải mở rộng hoạt động huy động vốn, vì thế bất kỳ ngân hàng nào cũng rất chú trọng đến hoạt động này. Kết quả thực hiện được thể hiện ở bảng 2.2, năm 2009, tổng mức huy động của tính riêng SCB đạt 48.902 tỷđồng, tăng so với năm 2008 là 41%; Năm 2010, tổng vốn huy động của SCB đạt 54.439 tỷ đồng tăng 11,32% so với năm 2009; tính đến cuối tháng 9/2011 tổng số dư huy động đạt 69.036 tỷđồng tăng so với năm 2010 là 27% tương đương 14.597 tỷđồng. Cuối năm 2011, do những khó khăn nhất định về nợ quá hạn cũng như thanh khoản…SCB hợp nhất với TNB và FCB thành SCB, tổng vốn huy động hợp nhất là 128.635 tỷđồng tăng so với năm 2010 tính cả SCB, TNB, FCB gộp lại là 46% và tăng 6,3% so vào thời điểm 30/09/2011. Trong năm đầu hợp nhất, SCB gặp muôn vàng khó khăn khách hàng đến rút tiền gửi ồ ạt, chỉ một ngày đầu tiên khách rút hơn 900 tỷ tiền gửi [11]. Tuy nhiên, cùng với sự nổ lực, chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo SCB cũng như sự giúp đỡ, hỗ trợ của NHNN, SCB đã vượt qua, nguồn vốn huy động tăng trở lại và đạt 124.263 tỷđồng, so với năm 2011 mặc dù giảm 3,4% nhưng đây là một sự thành công đầy thách thức.

Lợi nhuận trước thuế, riêng SCB năm 2009 đạt 423 tỷ đồng, giảm so với năm 2008 là 35% do nợ quá hạn bắt đầu tăng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, năm 2010 đạt 447 tỷ đồng tăng 6% so với năm 2010. Cuối năm 2011, lợi nhuận hợp nhất của SCB đạt 707 tỷ đồng giảm 36% so với năm 2010 tính gộp cả 3 ngân hàng trước khi hợp nhất, thể hiện ở bảng 2.3. Và sau một năm hợp nhất, vượt qua nhiều khó khăn thử thách lợi nhuận trước thuế năm 2012 đạt 82 tỷđồng là dấu hiệu khởi sắc mở đầu cho sự phục hồi trở lại của SCB.

Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản và tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/Vốn CSH qua các năm tính gộp cả ba ngân hàng SCB, TNB, FCB và SCB hợp nhất lần lượt

như sau: năm 2009 là 1,05%, 8,22%; Năm 2010 là 0,96%, 10,21%; Năm 2011 giảm xuống còn 0,48%, 6,1% và năm 2012 chỉ còn 0,06%, 0,69%, thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3 : Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với tổng tài sản và lợi nhuận trước thuế so với vốn chủ sở hữu của SCB, TNB,FCB từ 2009-2012 Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu 2009 2010 30/09/2011 2011 2012 LNTT/Tổng tài sản 1,05 * 0,96* 0,63* 0,48** 0,06** +SCB 0,78 0,74 +TNB 1,59 1,11 +FCB 4,82 1,80 LNTT/Vốn CSH 8,22* 10,21* 8,01* 6,10** 0,69** +SCB 9,44 9,49 +TNB 6,99 13,15 +FCB 7,29 6,45

*Giai đọan 2009-30/09/2011 được tổng hợp từ báo cáo của ba ngân hàng riêng lẻ; **Giai đoạn 2011-2012 được tổng hợp từ báo cáo SCB hợp nhất

Nguồn: Tính toán từ BCTC, báo cáo nội bộ của SCB,TNB,FCB tư 2009-2012 [11], [12], [13]

Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012 SCB bên cạnh những khó khăn nhất định nhưng vẫn đạt được kết quả khá khả quan có tốc độ tăng tài sản, vốn chủ sở hữu và huy động vốn khá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)