Những nguyên nhân thuộc về ngân hàng cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 55 - 57)

- Chính sách tín dụng: Trước năm 2010 chính sách tín dụng tại SCB tập trung phát triển tín dụng đối với cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng lớn để tăng nguồn thu nhập nhằm giảm khoảng cách dư nợ tín dụng do với các ngân hàng khác như ACB, STB, EIB…, đặc biệt là cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản đối với nhóm khách hàng liên quan đến nhóm nhà đầu tư và công ty liên kết của SCB có khả năng kiểm soát vận hành của SCB, do đó khi có những biến động về kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng như hiện nay, thị trường bất động sản ếẩm… đã làm phát sinh hàng loạt khoảng vay quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn, xấu tăng liên tục. Thêm vào đó, chính sách tín dụng không ổn định (ngừng giải ngân đột ngột) do căng thẳng về nguồn vốn làm cho khách hàng vay không đủ nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến quá hạn là điều không tránh khỏi. Cho đến nay, hậu quả các khoản vay quá hạn này vẫn tồn tại, chưa thể xử lý được, ảnh hưởng đến chính sách phát triển tín dụng từ năm 2010 đến nay tập trung thu nợ quá hạn và gia hạn, đáo hạn các khoản vay cũ.

- Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác, không đầy đủ mà ngân hàng lệ thuộc quá nhiều vào tài sản thế chấp. Tuy nhiên, việc xử lý tài sản thế chấp cực kỳ nhiêu khê, thủ tục rườm rà, kéo dài, thậm chí giá trị thanh lý tài sản thế chấp thấp hơn giá trị nợ vay quá hạn làm thất thoát vốn của ngân hàng.

- Đôi lúc vì chạy theo thành tích tăng trưởng dư nợ mà một số nhân viên ưư tiên giải quyết hồ sơ mới trên tâm lý ngại phiền hà khách hàng nên thu thập thông tin sơ sài, thiếu đối chiếu “Tai nghe, Mắt thấy, Tay sờ”. Chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra giám sát sau cho vay. Nhiều nhân viên kiểm tra qua loa, chiếu lệ, hoặc hợp thức hóa thủ tục mà không xuống kiểm tra thực tế. Rủi ro mất vốn tiềm ẩn rất lớn.

- Chưa tuân thủ qui trình cho vay: Qui trình tín dụng được ban hành, hướng dẫn cụ thể, chi tiết các bước thực hiện, nhiệm vụ của từng nhân viên…Tuy nhiên, việc giám sát thực hiện đúng qui trình tín dụng được đề ra thực sự chưa được chú trọng nhiều. Nguyên nhân của vấn đề này là một phần cũng do một sốđơn vị không tuân thủ bút phê chỉ đạo của Ban điều hành, các chức danh thường được kiêm nhiệm nên khó phân định rạch ròi công việc và trách nhiệm của nhân viên, một phần cũng do hạn chế của hệ thống CNTT chưa có phần mềm riêng theo dõi thường xuyên diễn biến của quá trình cấp tín dụng. Thêm vào đó, nhiều khoản cấp tín dụng được cấp khá vội vàng, chạy theo yêu cầu của khách hàng mà thiếu đi sự phân tích và thẩm định tín dụng. Việc cấp tín dụng mang tính cảm tính, nặng về tài sản bảo đảm mà không dựa vào quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng. Quá trình giám sát sau cho vay còn tiến hành lỏng lẻo, qua loa, chiếu lệ. Nhiều chi nhánh tiến hành đầu tư tín dụng ra ngoài địa bàn hoạt động nên việc kiểm tra tình hình kinh doanh, năng lực tài chính, tính trung thực trong việc sử dụng vốn vay, kiểm soát dòng tiền của khách hàng không đảm bảo. Tất cả những điều đó làm hạn chế khả năng phòng ngừa RRTD.

- Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số nhân viên ngân hàng chưa được xem trọng: Ngoài việc đòi hỏi trình độ chuyên môn phải cao, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng cũng cần phải được xem trọng. Nhưng thực tế vì lợi ích cá nhân, một số nhân viên ngân hàng đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vô ý làm trái qui định, chẳng hạn CBTD đã định giá TSBĐ quá cao so với giá trị thực tế của tài sản trên thị trường nhằm mục đích rút tiền vay nhiều, thực hiện giải ngân nhiều lần trong ngày đểđảo nợ cho các khoản vay đến hạn (vay theo phương thức hạn mức), thông đồng với khách hàng làm giả mạo chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn…đặc biệt là những chi nhánh tỉnh khoảng 50% khách hàng vay không cung cấp đầy đủ các chứng từ sử dụng vốn, ngay cả báo cáo tài chính cũng được CBTD thực hiện thay. Như vậy, những vi phạm này là nguyên nhân làm cho ngân hàng gặp nhiều rủi ro trong quá trình thu hồi nợ vay, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng.

- Hoạt động kiểm tra nội bộ còn yếu: Trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của SCB hầu như chỉ tồn tại mang tính hình thức trên bàn giấy, lý thuyết nhiều hơn thực tiễn, không mang tính dự báo… là một trong những nguyên nhân chính gây ra nợ xấu tại SCB trong thời gian vừa qua. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, hiện nay tại SCB tuy có chú trọng hơn nhưng bộ máy tổ chức chưa thực sự hoàn chỉnh, trình độ nghiệp vụ của nhân viên chưa đáp ứng được nhu cầu và lại thiếu tính độc lập trong công tác kiểm tra, giám sát của bộ phận hết sức quan trọng này tại chi nhánh/Phòng giao dịch.

- Thiếu giám sát và quản lý sau cho vay: Tại SCB hầu hết các khoản vay sau khi đã được giải ngân, CBTD ít khi thực hiện việc kiểm tra tình hình hoạt động định kỳ, quản lý nguồn doanh thu hoạt động khách hàng hay kiểm tra các vấn đề liên quan đến khoản vay nhằm phát hiện sớm những rủi ro để phòng ngừa kịp thời thậm chí CBTD cho khách hàng ký trước các biên bản nhằm đối phó sự kiểm tra của các đoàn kiểm soát nội bộ. Mới đây tại chi nhánh tỉnh ở Miền Tây Nam Bộ xảy ra trường hợp khách hàng vay bị cơ quan chức năng bắt giam do làm ăn phi pháp nhưng CBTD lại không hay biết gì dẫn đến phá sản, khoản vay bị quá hạn chờ kiện ra Tòa án để phát mãi TSBĐ thu hồi nợ vay. Theo thống kê từ báo cáo nội bộ của SCB, tỷ lệ các khoản vay được kiểm tra kiểm soát sau khi giải ngân đúng theo qui định chỉ đạt 60%, tỷ lệ này khá thấp sẽ gây tình trạng nợ quá hạn, tổn thất cho ngân hàng là rất lớn. Ban lãnh đạo cần phải chấn chỉnh kịp thời tình trạng này thì mới giảm được tình trạng nợ quá hạn phát sinh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)