Các nguyên nhân khách quan liên quan đến môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 59 - 61)

- Sự biến động quá nhanh và khó lường của nền kinh tế thế giới: Kinh tế thế giới đang đi vào thời kỳ suy thoái rất trầm trọng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa toàn cầu sụt giảm, cạnh tranh ngày càng gay gắt, các luồng vốn đầu tư nước ngoài càng hạn chế. Với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và hoạt động đầu tư nước ngoài như Việt Nam, tình hình trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá thể kinh donah cũng nhưđời sống của đại đa số người dân Việt Nam. RRTD cũng từ đó mà tăng lên vì tài chính yếu và khó có khả năng chống chọi và vượt qua khủng hoảng. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng bịảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Đầu năm 2008, áp lực từ sự suy giảm nền kinh tế toàn cầu đã dẫn đến hoạt động xuất nhập khẩu giảm sút mạnh mẽ, cùng lúc đó lãi suất tăng cao đã khiến cho 70% doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu vốn, kinh doanh thua

lỗ, không có khả năng chi trả lãi, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng nợ xấu trong hệ thống tăng cao.

- Hệ quả tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế: Quá

trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, với tốc độ tăng trưởng bình quân 35%/năm, ngành ngân hàng Việt Nam được đánh giá là khá tiềm năng dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập quốc tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.

- Sự tấn công của hàng lậu, nhái: Thực trạng này hầu hết các doanh nghiệp đều gặp phải. Với doanh nghiệp sản xuất thì giá của hàng lậu, hàng nhái thấp hơn rất nhiều so với giá thành doanh nghiệp sản xuất, chất lượng lại kém dẫn đến nhiều doanh nghiệp vừa phải đối đầu với tình trạng cạnh tranh về giá, vừa đối đầu với xử lý thông tin về hàng nhái, hàng giả. Với doanh nghiệp thương mại thì bán hàng chính hãng, độc quyền “khó ăn” vì hôm nay hàng “thật” vừa tung ra thị trường thì ngày mai đã phổ biến trên các vỉa hè, chợ cho người có thu nhập trung bình … Với ngân hàng chịu sự tác động gián tiếp của nạn nhập lậu làm giả, cụ thể là nguời cho vay các doanh nghiệp sản xuất và thương mại chính gốc phải đối mặt với tình trạng các doanh nghiệp không bán đuợc hàng hoặc bán với giá thấp, từđó rủi ro không trảđược nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho ngân hàng, dẫn đến rủi ro tín dụng phát sinh. SCB hay bất cứ ngân hàng nào cũng đều phải đối mặt với thực trạng này nếu nhà nước chưa thật sự có chính sách kiểm tra, kiểm soát và chế tài phù hợp, đồng thời về lâu dài, yếu tố nhận thức của người dân cần được nâng cao cũng là trách nhiệm không thể thiếu của nhà nước.

- Môi trương pháp lý chưa thuận lợi: Ngoài hệ thống thông tin tín dụng CIC hiện nay đang phát huy khá tích cực vai trò cung cấp thông tin nhận diện rủi ro tín dụng, càng lúc càng đa dạng hóa các sản phẩm cảnh báo tín dụng cho các NHTM cập nhật. Đây là động thái chuyển biến có hiệu quả, đáng ghi nhận của CIC xuất phát từ bao nhiều trăn trở, kiến nghị của nhiều chuyên gia. Tuy nhiên, rủi ro pháp lý vẫn còn tồn tại trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong đó có SCB. Việc thực thi các luật, văn bản liên quan đến hoạt động ngân hàng còn chậm chạm và không thống nhất, ví dụ như một số văn bản về cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có qui định: Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng phải bàn giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản bảo đảm nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng…cùng nhiều qui định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)