Dựa trên việc phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của Bộ phận kiểm tra nội bộ khu vực đối với hoạt động cấp tín dụng thường xuyên và đột xuất như hiện nay, Bộ phận kiểm tra thực hiện cảnh báo thông tin cho toàn khu vực về một số rủi ro đã phát sinh và nhận thấy rủi ro tiềm ẩn tại các chi nhánh trong khu vực để làm kim chỉ nam hành động. Công tác này mặc dù đã có thực hiện nhưng chỉ mờ nhạt và thiếu tính định kỳ, cảnh báo kịp thời.
Ngoài việc nâng cao tính chủ động của Bộ phận kiểm tra nội bộ và Kiểm toán nội bộ, SCB nên phát huy vai trò kiểm tra chéo lẫn nhau giữa các bộ phận trong cùng một chi nhánh, điều này tưởng chừng là tăng thêm việc, nhưng thực tế, với áp dụng phương pháp này sẽ sớm phát hiện các vi phạm để khắc phục kịp thời, hạn chế tối đa tính chủ quan của các nhân viên liên quan đến hoạt động tín dụng. Đồng thời, việc kiểm tra chéo lẫn nhau cũng là một cách đào tạo hữu hiệu cho cán bộ nhân viên tân tuyển.
Tiếp đến là việc kiểm tra đánh giá sau cho vay hiệu quả. Đây là công tác cực kỳ quan trọng đối với việc bảo vệ vốn vay cho ngân hàng. Tuy nhiên, sự quan tâm đúng mực và cần thiết của tất cả các cấp có liên quan trong quá trình cấp tín dụng chưa được chú trọng. Đầu tiên là việc bổ sung chứng từ sử dụng vốn và kiểm tra sau cho vay hầu hết chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của Ban Lãnh Đạo ngân hàng hoặc có đơn vị kiểm tra, kiểm toán chọn lọc hồ sơ đánh giá tính tuân thủ. Đã thiếu cơ chế chủđộng và nhận thức ý nghĩa của công tác này để việc thực hiện không còn là đối phó, hình thức. SCB cần xây dựng mô hình đào tạo nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên về tính cần thiết và quan trọng của công tác kiểm tra sử dụng vốn sau cho vay. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng được an toàn vốn mà còn giúp cho việc sử dụng vốn sai mục đích được loại bỏ dần.
3.3.GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TỪ PHÍA CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN 3.3.1. Đối với Ngân hàng nhà nước