Các nguyên nhân thuộc về người đi vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 57 - 59)

- Sử dụng vốn sai mục đích: Khách hàng dùng vốn vay kinh doanh thông thường để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán, dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn. Trường hợp này thường xảy ra đối với khoản vay có đặc điểm: Cho vay theo hạn mức tín dụng nhưng không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn của khách hàng (không kiểm soát sau cho vay), số tiền cho vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưu

động thực sự của khách hàng, khách hàng có nhiều chi nhánh hoặc nhà xưởng ở xa địa bàn của chi nhánh cho vay, cho vay đầu tư dự án không phù hợp với khả năng của khách hàng, dẫn tới việc khách hàng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn trả nợ vay trung dài hạn, khách hàng vay tại nhiều tổ chức tín dụng dẫn đến cạnh tranh quá mức và không kiểm soát được dòng tiền của người vay, thời hạn cho vay nhất là cho vay vốn lưu động dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền của khách hàng dẫn đến khách hàng sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi khi chưa đến hạn trả nợ ngân hàng.

- Khả năng quản lý kinh doanh kém: Thực tế khoảng 1.000 tỷ đồng nợ quá hạn xuất phát từ nguyên nhân này, các doanh nghiệp này có quy mô vốn nhỏ, tỷ lệ nợ cao so với vốn tự có, một số doanh nghiệp chưa góp hết vốn, sổ sách kế toán cung cấp cho ngân hàng mang tính hình thức. Mặc khác, các doanh nghiệp thiếu thông tin thị trường và các đối tác, bạn hàng ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch kinh doanh của khách hàng vay, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho SCB. Hơn nữa, đa số khách hàng của SCB là các hộ sản xuất kinh doanh theo hình thức gia đình, việc quản lý kinh doanh chưa thực sự được chú trọng, khi phát sinh các vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát thường được xử lý một cách không rõ ràng chủ yếu dựa vào mối quan hệ quen biết mà điều này thường dễ dẫn đến rủi ro khi mối quan hệ có chiều hướng xấu.

- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Tình trạng này là khá phổ biến tại SCB hiện nay, khách hàng vay thường lập các báo cáo tình chính không phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp đa phần là nâng khống các tỷ lệ về lợi nhuận, gian lận liên quan đến tài sản bảo đảm: như gian lận hàng tồn kho, công nợ phải thu, tài sản thế chấp tại nhiều ngân hàng khác nhau, dùng tài sản không thuộc sở hữu của mình để vay vốn, các báo cáo tài chính không được kiểm toán độc lập gây khó khăn cho CBTD trong việc phân tích, thẩm định và xét duyệt cho vay cũng như công tác giám sát sau khi cho vay để có biện pháp kịp thời ngăn chặn phát sinh nợ quá hạn. Để tránh được rủi ro dạng này, đòi hỏi ngân hàng phải đào tạo đội ngũ cán bộ về

chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm để có thể thực hiện các bước thẩm định chính xác và an toàn.

- Khách hàng không có thiện chí trả nợ vay, cố tình lừa đảo ngân hàng: Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến phát sinh rủi ro tín dụng. Khách hàng có ý đồ, hành vi càng tinh vi, cố tình dàn cảnh để rút vốn của ngân hàng. Việc xử lý rủi ro tín dụng phát sinh từ những trường hợp này sẽ vô cùng khó khăn và khả năng thất thoát vốn là rất lớn. Như trường hợp đảo nợ liên ngân hàng, để đạt được mục đích, các bên thông đồng làm giấy tờ giả, dàn cảnh vay vốn ngân hàng, sau khi nhận được tiền vay thì đường ai nấy chạy. Rủi ro ngân hàng gánh chịu. Ngoài ra, thiện chí trả nợ vay của khách hàng là yếu tố rất quan trọng, liên quan đến tư cách đạo đức của người đi vay, một khi khách hàng thiếu thiện chí trả nợ thì SCB sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thu hồi nợ vay. Khách hàng có chủ đích lừa đảo ngân hàng thường xảy ra đối với doanh nghiệp thành lập nhiều công ty trong cùng một nhóm dẫn đến tiền vay luân chuyển trong nội bộ công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)