Định kỳ hàng tháng, Phòng quản lý rủi ro vận hàng tổng hợp các lỗi, rủi ro tổn thất xảy ra trong kỳ trình Tổng giám đốc hướng xử lý cũng như công khai toàn hàng để tránh lập lại, rút kinh nghiệm cho các chi nhánh khác, thực ra chỉ mang tính chất báo cáo. Hiện SCB chưa có Phòng/ ban chuyên trách dựđoán, cảnh báo về thị trường kinh tế, đặc biệt là các ngành nghề thuộc danh mục đẩy mạnh công tác cho vay của SCB cũng như thông tin tài chính tiền tệđể các chi nhánh cập nhật, tham khảo nhằm phòng ngừa rủi ro trong quá trình cấp tín dụng.
Theo quyết định 287 thì Ban kiểm soát nội bộ, Phòng kiểm tra nội bộ phải lập các báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm cho HĐQT trong đó nêu những nhận xét đánh giá về tính hiệu quả của hệ thống các công cụ, phương pháp quản trị rủi ro của ngân hàng và những kiến nghị điều chỉnh nếu nhận thấy cần thiết. Điều này góp phần làm cho chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng ngày càng được chú trọng, nâng cao.
Cũng như SCB, các ngân hàng so sánh cũng đã xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ với những quy trình cụ thể cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động quản lý RRTD. Tuy nhiên, các ngân hàng chỉ dừng lại ở khâu kiểm tra định kỳ hoặc theo yêu cầu của Ban lãnh đạo khi thấy có dấu hiệu bất thường xảy ra tại một chi nhánh nào đó mà chưa có những mô hình giám sát cụ thể các khoản cấp tín dụng như tại ACB, Ban Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ với nhiệm vụ của Ban là kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống ngân hàng về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngành ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của ACB; Hay STB có phòng kiểm toán nội bộ với hoạt động kiểm tra, kiểm toán sẽđược quản lý và điều phối bởi một cơ quan duy nhất là Ban kiểm soát và được thực hiện bởi kiểm tóan nội bộ chuyên nghiệp dưới sự theo dõi, hỗ trợ và giám sát của ủy Ban kiểm toán trực thuộc HĐQT; Tại SHB thực hiện kiểm toán nội bộ theo phương pháp “định hướng rủi
ro”, thường xuyên thực hiện giám sát, đánh giá cấp độ rủi ro đối với từng lĩnh vực, nghiệp vụ, từng chi nhánh, công ty trực thuộc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong phạm vi nghiên cứu của Chương 2 của luận văn, tác đã trình bày sơ lược về tình hình hoạt động đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng tại SCB và phân tích trong mối tương quan so sánh với 5 ngân hàng TMCP có qui mô tương đồng với SCB là ACB, STB, EIB, MB và SHB. Trên cơ sởđó rút ra được nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và những tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng của SCB từ đó góp phần xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng lành mạnh theo tiêu chuẩn của Basel.
Những nguyên nhân tồn tại rút ra trong quá trình phân tích, đánh giá trên là cơ sở khoa học thực tiễn cho hệ thống giải pháp, đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng cho SCB trong chương 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN