Cho dù chính sách tín dụng có đúng đắn đến đâu, qui trình tín dụng có chặc chẽ đến đâu mà yếu tố con người không tương xứng hoặc không được bố trí thích hợp thì hiệu quảđạt được cũng không thể nào cao được. Nói chung, yếu tố con người là quan trọng nhất trong việc thực hiện bất kỳ mục đích nào của con người do chính con người đặt ra. Con người là yếu tố trung tâm, vừa là nền tảng để phát hiện, đánh giá và hạn chế kịp thời những RRTD nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra tổn thất tín
dụng từ những rủi ro xuất phát từ yếu tố đạo đức, năng lực yếu kém. Khả năng kiểm soát và phòng ngừa rủi ro hệ thống không thể đa dạng hóa được (như thiên tai, tình hình kinh tế…) là rất hạn chế, vì vậy chỉ có thể nâng cao hiệu quả quản trị RRTD bằng cách sử dụng yếu tố con người trong vận hành cơ chế quản trị RRTD. Để thực hiện được tốt giải pháp này, SCB cần lưu ý những nội dung sau:
- Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng. Trong các công việc ngân hàng, tín dụng là một nghề đòi hỏi phải có năng lực về phân tích, đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và luôn có những cạm bẫy nên cần có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp
- Tăng cường công tác đào tạo, tái đào đạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Đào tạo phải theo đúng định hướng, chú trọng đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề bổ trợ cho công việc trực tiếp hàng ngày, đào tạo nâng cao cho các cán bộ chủ chốt và đã được quy hoạch để xây dựng bộ khung cho sự phát triển ổn định và vững chắc sau này.