THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 62)

2.3.1. Đánh giá môi trường rủi ro tín dụng theo Basel

SCB đang dần thực hiện hầu hết các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng của Basel vào việc thiết lập môi trường rủi ro tín dụng với hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng phù hợp theo quy trình cấp tín dụng lành mạnh và thường xuyên duy trì hoạt động cấp tín dụng hiệu quả. SCB thực hiện xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng xuyên suốt với hệ thống văn bản nội bộ quy định cụ thể bao gồm:

Văn bn quy định v chính sách tín dng và quy trình cp tín dng

+ Quyết định 34/2012/QĐ-HĐQT.SCB ngày 01/01/2012 của Hội đồng quản trị về việc ban hành Chính sách tín dụng (Quyết định 34);

+ Quyết định 35/2012/QĐ-HĐQT.SCB ngày 01/01/2012 của Hội đồng quản trị về việc ban hành qui chế cho vay (Quyết định 35);

+ Quyết định 238C/2012/QĐ-SCB-HĐQT ngày 09/01/2012 của Hội đồng quản trị về việc ban hành qui chế về phân cấp và ủy quyền phán quyết tín dụng (Quyết định 238C) và thông báo 04B/TB-HĐQT.12 ngày 09/01/2012 của Hội đồng quản trị về hạn mức phán quyết tín dụng và giải ngân (Thông báo 04B)

Văn bn quy định v chính sách qun tr ri ro tín dng

+ Quyết định 41/2012/QĐ-HĐQT-SCB ngày 01/01/2012 của Hội đồng quản trị về việc ban hành qui chế quản lý rủi ro tín dụng (Quyết định 41);

+ Quyết định 31/2012/QĐ-HĐQT-SCB ngày 12/06/2012 của Hội đồng quản trị về việc ban hành qui trình xử lý nợ quá hạn (Quyết định 31);

+ Quyết định số 354/2012/QĐ-HĐQT-SCB ngày 29/05/2012 của Hội đồng quản trị về việc ban hành qui định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng (quyêt định 354);

+ Quyết định số 379/2012/QĐ-SCB-HĐQT ngày 12/06/2012 của Hội đồng quản trị về việc ban hành qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng (Quyết định 379);

+ Quyết định số 47/2012/QĐ-HĐQT.SCB ngày 01/01/2012 của Hội đồng quản trị về việc ban hành qui định về hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ (Quyết định 47)

Văn bn quy định v giám sát viên độc lp

+ Quyết định số 287/2012/QĐ-SCB-HĐQT ngày 13/03/2012 của Hội đồng quản trị về việc ban hành qui định về hệ thống kiểm soát nội bộ (Quyết định 287)

+ Quyết định 500/2012/QĐ-SCB-HĐQT ngày 24/09/2012 của Hội đồng quản trị về việc ban hành mô hình hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ theo 3 vòng bảo vệ (Quyết định 500).

Trên thực tế, trong thời gian gần đây (từ cuối năm 2011), SCB mới bắt đầu chú trọng nhiều đến chất lượng tín dụng, công tác quản lý RRTD (hiện đang áp dụng theo quyết định 41) thành lập Phòng Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng, Phòng Tái Thẩm Định, Hội Đồng Tín Dụng, Bộ phận kiểm tra khu vực thực hiện quản lý xuyên suốt hoạt động cấp tín dụng toàn ngân hàng. Đồng thời để các sản phẩm tín dụng mới ra đời được kiểm chứng và xây dựng biện pháp quản trị rủi ro đầy đủ trước khi đưa vào sử dụng hoặc triển khai. Thêm nữa, Trung Tâm Đào Tạo phối kết hợp cùng Khu vực tổ chức các buổi tập huấn cho các Trưởng/ Phó phòng nghiệp vụ hội sở, Giám đốc chi nhánh, Trưởng/ phó phòng nghiệp vụ chi nhánh, Trưởng/ phó phòng giao dịch và nhân viên khách hàng, nhân viên tư vấn có liên quan về những sản phẩm, cảnh báo tín dụng, chủ trương, định hướng phát triển tín dụng trong từng thời kỳ. Mặc dù chương trình phổ biến đến các đơn vị trực thuộc về chính sách quản trị rủi ro khá tốt, tuy nhiên, mức độ hấp thụ và chất lượng của từng buổi tập huấn là khác nhau, do đó, đòi hỏi sự chủđộng tiếp thu và học hỏi từ phía cán bộđược đào tạo. Từđó công tác ứng dụng vào thực tiễn một cách linh hoạt và uyển chuyển hơn.

Không chỉ riêng SCB mà các ngân hàng trong cùng nghiên cứu cũng đều rất quan tâm đến vấn đề rủi ro tín dụng và thực hiện thành lập các bộ phận hỗ trợ, quyết định tín dụng, phân tích đầu vào của công tác tín dụng. Tuy nhiên, một thực trạng còn

tồn tại là khi có những thay đổi về mặt chính sách, điều khoản tín dụng, sản phẩm tín dụng mới, cũng như công tác phê duyệt tín dụng,… việc tập huấn cho các nhân sự tham gia quá trình thẩm định chưa được chú trọng. Điều này ảnh hưởng phần nào đến hoạt động cấp tín dụng cũng như kiểm soát rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh việc kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng, các ngân hàng đã nhận diện, phân tích các rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn trong từng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

2.3.2. Đánh giá quy trình cấp tín dụng của SCB theo Basel

Hành lang pháp lý tổng quát và là một bản hiến pháp đối với hoạt động cấp tín dụng của SCB là chính sách tín dụng, một số khác là sổ tay tín dụng (ACB, SHB…). Nhưng tựu trung lại, các ngân hàng đều hoạt động trong phạm vi khuôn khổ, các tiêu chí cấp tín dụng đã được xác định rõ tại hành lang pháp lý này của Ngân hàng.

− Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của SCB hiện tại theo quyết định 34 được xây dựng cụ thể theo thị trường mục tiêu về phân đoạn thị trường có tiềm năng phát triển; phân đoạn theo đối tượng khách hàng và khu vực địa lý ưu tiên khách hàng có trụ sở tại những địa bàn có các đơn vị trực thuộc SCB trú đóng.

Những nguyên tắc hoạt động cấp tín dụng của SCB là tự chủ, tự chịu trách nhiệm; việc xem xét cấp tín dụng cho khách hàng phải dựa trên khả năng quản lý, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hoạt động kinh doanh và khả năng phát triển trong tương lai, tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Yếu tố tài sản bảo đảm được xem xét sau cùng. SCB sử dụng mô hình chấm điểm, xếp hàng tín dụng nội bộđểđảm bảo tính khách quan trong quá trình cấp tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN.

SCB quy định rõ danh mục cấp tín dụng, quy trình cấp tín dụng, hình thức cấp tín dụng. Đồng thời, quy định đối tượng khách hàng, điều kiện cấp tín dụng (bao gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của khách hàng, mục đích sử

dụng vốn hợp pháp, khả năng tài chính, tài sản bảo đảm). Chính sách tín dụng đề cập chuẩn theo từng tiêu chí cụ thể về mục đích, thời hạn cấp tín dụng, mức cấp tín dụng, lãi suất, tài sản bảo đảm. Nêu rõ nguyên tắc phán quyết cấp tín dụng của SCB nói chung; quy định về công tác kiểm tra, giám sát khoản cấp tín dụng, thu nợ gốc và lãi vay cũng như khung về miễn giảm lãi tiền vay cho khách hàng; thống nhất các giới hạn cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và quy định cụ thể đối với từng phương thức cấp tín dụng cụ thể.

Một ví dụđơn giản về quy định giới hạn cấp tín dụng cho từng khách hàng: Các thông số này đảm bảo tuân thủ yêu cầu tối thiểu theo quy định của NHNN, như tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng. Giới hạn cấp tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 25% vốn tự có của Ngân hàng… Không riêng gì SCB, các ngân hàng trong cùng khảo sát cũng thực hiện theo đúng các quy định của NHNN ban hành. Chính sách tín dụng của các ngân hàng quy định rõ giới hạn cấp tín dụng cũng như những điều khoản chi phối hoạt động tín dụng theo từng giai đoạn khác nhau. Ngoài ra, các ngân hàng cũng có những quy định cụ thể, áp dụng cho những chi nhánh đặc thù, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh và tuân thủ quy định của NHNN.

Tóm lại, chính sách tín dụng của SCB chú trọng đến thị trường mục tiêu, loại hình cấp tín dụng, điều kiện cấp tín dụng bao gồm điều kiện về khách hàng, về tài sản bảo đảm, giới hạn cấp tín dụng, đồng thời quy định về cơ chế phê duyệt tín dụng, miễn giảm lãi tiền vay, cơ cấu thời hạn trả nợ và tái tài trợ tín dụng.

− Quy trình cấp tín dụng và cơ cấu thời hạn trả nợ

Trước khi hợp nhất vào cuối năm 2011, qui trình cấp tín dụng còn cồng kềnh và chuyển qua nhiều cấp tái thẩm định như Phòng quản lý tín dụng –Hội sở, Phòng tín dụng chi nhánh, chưa có tính độc lập trong qui trình cấp tín dụng hầu hết nhân viên tín dụng phải đảm nhiệm hầu hết công việc từ khâu tiếp nhận hồ sơ cho đến khâu giải

ngân, kiểm tra tình hình hoạt động theo định kỳ. Hiện nay, toàn hệ thống SCB đang trong quá trình chuyển sang một qui trình cấp tín dụng mới bao gồm quy trình bán hàng, quy trình thẩm định, quy trình triển khai phán quyết tín dụng khá đầy đủ theo phụ lục 3. Tuy nhiên, việc xây dựng quy trình này còn một vài vướng mắc và đánh giá chưa tuân thủ quy định của Ủy ban Basel về tính độc lập khách quan của các nhân sự tham gia vào quy trình.

Như vậy, theo qui trình cấp tín dụng của SCB tại phụ lục 3 việc bán hàng và thẩm định tập trung vào một đầu mối là nhân viên quan hệ khách hàng hoặc nhân viên thẩm định (CBTD) tùy theo qui mô chi nhánh có bộ phận bán hàng hay không. Như vậy, tính tách bạch và khách quan trong việc thiết lập quy trình bị thiếu hụt.

Thực trạng đánh giá một bộ phận nhỏ nhân sự bán hàng kèm thẩm định còn non kinh nghiệm, cấp tín dụng dựa vào cảm tính nhiều, định giá tài sản bảo đảm không theo quy định của thị trường và ngành mà dựa trên nhu cầu của khách hàng là chính. Vì lỏng lẻo trong việc xác minh hoạt động kinh doanh, nguồn thu nhập, tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm, mục đích sử dụng vốn,… hay vì quá thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà không ít rủi ro tín dụng phát sinh từ những khoản vay do nhân viên bán hàng có thâm niên dưới 2 năm thực hiện. Đó là chưa kể “con mắt” nghề nghiệp thiếu tinh tường, tính nhạy bén trong kinh doanh thấp để việc nhìn nhận, đánh giá khách hàng có ý đồ lừa đảo, mang hồ sơ xấu về cho vay.

Mặc dù quy trình còn có một vài yếu tố chưa đảm bảo đúng quy chuẩn theo thông lệ quốc tế (nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng của Basel), tuy nhiên, việc tuân thủ quy trình cho vay là bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng. Thời gian qua, một số chi nhánh tại SCB vì áp lực tăng dư nợ, vì duy trì quan hệ với khách hàng mà không tuân thủ quy trình, vượt rào, gây hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ: không xác minh, xác minh không đầy đủ, xác minh không đúng thành phần, giải ngân khi không có tờ trình duyệt thuận, không tuân thủ bút phê do Ban lãnh đạo yêu cầu, bỏ qua yếu tố kiểm soát rủi ro tín dụng … để gia tăng dư nợ bằng mọi giá. Hầu như ngân hàng nào cũng phát sinh

tình trạng thiếu tuân thủ quy trình nêu trên, các đơn vị kinh doanh đơn giản hóa quy trình thẩm định tín dụng, lược bỏ bớt các công đoạn trong quy trình làm xuất hiện nhiều rủi ro, đa phần nguyên nhân chính là do áp lực tăng trưởng dư nợ mà vướng phải.

− Xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách áp dụng cho khách hàng

Trước hợp nhất năm 2012 SCB đã có qui trình xếp hạng tín dụng nội bộ áp dụng cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhưng do những hạn chế nhất định công việc đánh giá xếp hạng khách hàng. Đầu năm 2012, dưới sự hợp tác của Công ty Kiểm toán Quốc tế Ernst & Young, dựa trên nền tảng của mô hình xếp hạng tín dụng do IFC tư vấn cho SCB để nâng cấp, hoàn thiện chương trình hiện tại đang áp dụng và Hội Đồng Quản Trị SCB đã ra Quyết định 47 về quy định hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với quy định mới về phân loại nợ định tính theo chủ trương của NHNN ban hành và dự kiến áp dụng trong tháng 6/2013.

Hệ thống xây dựng tiêu chí chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng theo từng nhóm ngành nghề và theo từng đối tượng khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, công tác xây dựng hệ thống chấm điểm của SCB chỉ mới dừng lại ở công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng của khách hàng, phân định mức độ rủi ro cho từng khách hàng cụ thể và có chính sách áp dụng tương ứng nêu tại phụ lục 1 về Chính sách áp dụng đối với khách hàng theo hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ SCB. Có nghĩa là chỉ dừng lại ở việc nhập liệu thông tin khách hàng và ra kết quả chấm điểm để làm cơ sở cấp tín dụng, xác định lãi suất cho vay phù hợp. Hệ thống thông tin xếp hạng tín dụng nội bộ của SCB chưa là công cụ tập trung để đánh giá thông tin cho toàn hệ thống cũng như phục vụ cho công tác nhận dạng rủi ro, định hướng và kiểm soát rủi ro tín dụng có liên quan.

Điều đáng lưu tâm là nhận thức của những cá nhân tham gia quy trình nhập liệu vào hệ thống chưa được nâng cao đúng mức, để chất lượng dữ liệu đuợc sử dụng một cách triệt để. Trên thực tế là ngân hàng xác định đồng ý cho khách hàng vay vốn, rồi

sau đó tìm các thông tin có lợi nhất nhập vào hệ thống nhằm chấm điểm cho khách hàng loại tốt, hay là cán bộ tín dụng thường sử dụng báo cáo nội bộ của khách hàng tự lập để chấm điểm thay cho các báo cáo nộp cho cơ quan thuế nên tính chính xác không cao; trình độ của cán bộ tín dụng khi sử dụng các số liệu trong báo cáo của khách hàng bị hạn chế nên việc chấm điểm chưa chính xác … Đây là vấn đề ngân hàng cần quan tâm để nâng cao hơn nữa chất lượng xếp hạng tín dụng, chất lượng tín dụng.

Trong số các ngân hàng so sánh thì có một số ngân hàng đã vận hành thành công chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ như: ACB ứng dụng năm đầu năm 2008; STB ứng dụng 2005 và đang tiếp tục hoàn thiện, EIB và SHB chưa có chương trình xếp hàng tín dụng nội bộ mà chỉ dựa vào phương pháp 6C, phương pháp CAMELS, phương pháp PARSER đểđánh giá khách hàng, đánh giá rủi ro tín dụng.

Đồng thời, mục đích sau cùng theo Hiệp ước Basel II khi sử dụng phương pháp xếp hạng tín dụng để đánh giá rủi ro tín dụng là thông qua kết quả xếp hạng tín dụng nội bộđể định lượng mức độ rủi ro tương ứng với từng khách hàng trước, trong và sau khi cho vay qua các tiêu chí PD, LGD, EAD; từ đó tính khoản lỗ dự kiến của khách hàng tại thời điểm vỡ nợđể thu hồi nợ EL chưa được đề cập cụ thể.Trong thời gian tới không chỉ SCB mà các ngân hàng khác ở Việt Nam cũng cần phải thực hiện công tác này.

2.3.3. Thực trạng về quy trình theo dõi, quản lý, đo lường và kiểm soát rủi ro tín dụng tín dụng

Nói đến duy trì bộ máy vận hành liên quan đến quy trình theo dõi, quản lý, đo lường, và kiểm soát rủi ro tín dụng, SCB có hệ thống văn bản quy định chính sách quản trị rủi ro tín dụng. Các quy định này bao gồm quy định về chính sách quản lý rủi ro tín dụng, quy chế xử lý nợ quá hạn, quy định về chỉ số an toàn, quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng nêu tại mục 2.3.1.

2.3.3.1. Phê duyt tín dng và qun lý ri ro tín dng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)