Phân tích kết quả nghiên cứu từ bảng câu hỏi số 3, số 4

Một phần của tài liệu Đề tài hoạt động PR pps (Trang 67 - 68)

a Đánh giá của giới công luận và giới công quyền

Qua phân tích dữ liệu, tôi nhận thấy được một số điểm nổi bật sau đây:

Thứ nhất, Techcombank chiếm được tình cảm khá lớn của giới công luận

(18%) và giới công quyền (12%) nhưng con số này sẽ thay đổi theo thời gian. Vì đa

số giới công luận và giới công quyền cho rằng có ấn tượng tốt với Techcombank là vì Techcombank quan tâm tới cộng đồng, đầu tư cho cộng đồng. Và nếu như sự quan tâm

này mất đi thì Techcombank sẽ đánh mất tình cảm của họ.

Thứ hai, khi so sánh với các thương hiệu khác đặc biệt là những thương hiệu hàng đầu Techombank vẫn còn yếu thế cụ thể là khi so sánh với Vietcombank có tới

68% ngại không đưa ra ý kiến , và cộng thêm với sự trỗi dậy của một số ngân hàng tiềm năng ra đời sau như EAB, MB là rất lớn.

Thứ ba, nếu như Techcombank không có những chính sách đúng đắn sẽ rất dễ

bị những thương hiệu khác làm chìm đi vì giới công luận và giới công quyền là những

giới có ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức của công chúng.

b. Đề xuất

Qua kết quả phân tích trên, ta thấy rằng giới công luận và giới công quyền là hai giới nhạy cảm nhất trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và công chúng. Vì vậy, người làm PR cần phải khéo léo và hết sức tế nhị, đưa ra những quyết định đúng đắn dưới sự hỗ trợ của công ty:

- Đào tạo một đội ngũ PR chuyên nghiệp.

- Thân thiện với cộng đồng, đối với giới công luận thì phải đưa tin tức kịp

- Đối với giới công quyền cần phải phối hợp với giới công quyền để giúp đỡ cho cộng đồng như xây nhà tình nghĩa, tài trợ các chương trình xã hội mà giới công

quyền vận động . . .

Tóm lại, đối với những đối tượng khác nhau, họ có những nhìn nhận về thương

hiệu mỗi cách khác nhau. Vì vậy, ta cần có những công cụ PR khác nhau để đạt được

hiệu quả một cách tối đa nhất.

Một phần của tài liệu Đề tài hoạt động PR pps (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)