Tầm quan trọng của việc kết hợp lại thành nguyên tắc PENCILS trong PR

Một phần của tài liệu Đề tài hoạt động PR pps (Trang 25 - 84)

đối với doanh nghiệp.

1.3.1Mong muốn của tất cả các bên đối với hoạt động PR. 1.3.1.1. Đối với doanh nghiệp.

- PR là phương cách tốt nhất để chuẩn bị và tạo những dư luận tốt. Quảng cáo không làm được việc này. PR làm rất tốt công việc này. PR giúp doanh nghiệp tạo dư

luận tốt thông qua sự ủng hộ của giới truyền thông và các chuyên gia phân tích thương

mại.

- ''Các hoạt động PR thường có chi phí thấp hơn do không phải chi các khoản

tiền lớn thuê mua thời lượng trên các phương tiện truyền thông và không cần chi phí

thiết kế sáng tạo và sản xuất cao. Ngân quỹ chi cho hoạt động PR cũng thường thấp hơn chi phí quảng cáo hàng chục lần mà hiệu quả thông tin lại không hề thấp hơn do

tính chất tập trung của đối tượng và tác dụng rộng rãi của truyền miệng. Các hoạt động

PR cũng thường mang tính chất nhất quán lâu dài hơn quảng cáo. Các chiến dịch

quảng cáo thường phải thay đổi khá thường xuyên để bắt kịp thị hiếu của thị trường

song hình ảnh và các giá trị của thương hiệu phải được xây dựng và gìn giữ trong một

thời gian dài thì mới có thể tranh thủ được công chúng.

- PR giúp doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực tài giỏi. Thông thường người lao động thích được làm việc cho những công ty nổi tiếng vì họ tin tưởng là công ty đó rất

vững chắc, và họ có thể có nhiều cơ hội thăng tiến.

- Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có một số bất lợi trong việc quảng bá thương hiệu. Họ không có ngân sách để quảng cáo, họ cũng không có một bộ phận

Marketing riêng. Chỉ có mỗi cách hữu hiệu là quảng cáo truyền miệng (word of

mouth). Trong thực tế ấy, hoạt động PR, có thể nói là giải pháp tốt nhất cho doanh

nghiệp vì nó tạo ảnh hưởng tốt, hữu hình với chi phí thấp, tạo được tiếng vang khi

chuyển tải hình ảnh doanh nghiệp đến công chúng. Hơn nữa, làm PR sẽ giúp cho

doanh nghiệp vượt qua những sóng gió và những cơn bão táp. Khi có khủng hoảng,

doanh nghiệp đó sẽ tìm được sự ủng hộ, bênh vực, hỗ trợ từ phía cộng đồng (đây là

điều kỳ diệu không thể bỏ tiền ra mua như đăng quảng cáo) trong việc cứu vãn uy tín và giữ gìn nguyên vẹn hình ảnh của doanh nghiệp.

1.3.1.2 Đối với công chúng.

- Nhân viên tiềm năng có thể tồn tại trong những tổ chức khác, hay có thể được

tuyển chọn từ các trường học hay từ nước ngoài. Nhũng người này có thể không tìm kiếm việc làm từ các dịch vụ, hay đáp lại một mẫu quảng cáo tuyển người trừ khi họ

hiểu được công việc của tổ chức đó, và xem đó là một nơi tốt để làm việc và phát triển.

- Khách hàng và khách hàng tiềm năng là những người đang và sẽ sử dụng sản

phẩm của công ty họ cần có ở công ty một độ tin cậy. Và đọ tin cậy này chỉ khi sử

dụng hết tất cả các công cụ của PR mới đem lại hiệu quả cao nhất.

- Những người có ảnh hưởng tới dư luận, tùy theo từng tổ chức các nhóm người này khác nhau và thay đổi thường xuyên. Họ có thể tác động tới dư luận trong bất cứ

xã hội nào. Khách hàng, nhà báo, phát ngôn viên, nhà hoạt động xã hội, là điển hình cho những người có ảnh hưởng đến dư luận mà tổ chức có thể phải đối mặt. Đây là những nhóm công chúng có tác động mạnh, thường bảo thủ ít được cung cấp thông tin

và cái họ cần đó là đối thoại trực tiếp.

- Giới truyền thông cần sự quan tâm hoàn toàn khác biệt với các nhóm công

chúng khác. Lý do thứ nhất là giới truyền thông là con đường dẫn một tổ chức trực tiếp đến với các nhóm công chúng. Thứ hai, các nhà xuất bản, nhà sản xuất, biên tập viên và nhà báo có toàn quyền quyết định xuất bản những gì cho công chúng xem và đọc. Thứ

ba, mỗi biên tập viên, nhà báo hay nàh xuất bản đều luôn luôn tìm kiếm trong sự nghiệp

của họ một câu chuyện hay, được khán giả và độc giả quan tâm. Cung cấp cho họ những

câu chuyện hay, bạn sẽ là mối quan tâm suốt tháng đó của giới truyền thông.

1.3.2 Nguyên tắc PENCILS trong PR

Xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu nhưng PR đang được coi là một ngành hấp dẫn

với nhiều người bởi đặc tính năng động và sáng tạo của nó. Tuy nhiên, cũng chính vì ngành PR tại Việt Nam còn rất non trẻ nên nó đang bộc lộ những mặt thiếu chuyên nghiệp bởi vì những công cụ của PR chưa được khai thác tối đa trong mỗi tổ chức mà chỉ được sử dụng một cách rời rạc, chắp nối, không chuẩn xác. Và PR hiện nay tại Việt

Nam chỉ được sử dụng khi có khủng hoảng xảy ra mà thôi. Điều này, đã làm cho PR

đánh mất đi bản chất của nó, làm cho doanh nghiệp lúng túng khi gặp vấn đề. Chính vì vậy, Mỗi doanh nghiệp cần sử dụng hết tất cả các công cụ PENCILS của PR và nhất

thiết phải bắt đầu ngay khi doanh nghiệp được thành lập. Có như vậy, PR mới tỏ rõ

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC PENCILS VÀO

NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI TECHCOMBANK 2.1. Tổng quan về Techcombank.

2.1.1. Giới thiệu về Techcombank.

Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, có trụ sở chính tại Hà Nội, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong

những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối

cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng.

Sau 15 năm hoạt động từ ngày thành lập, hiện nay Techcombank là một trong

những Ngân hàng cổ phần lớn và đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam với 400 chi

nhánh và điểm giao dịch trải khắp các tỉnh thành lớn của đất nước và sẽ tiếp tục mở

rộng rất nhiều chi nhánh và điểm giao dịch vào năm 2010.

Techcombank hiện có vốn điều lệ là 3.165 tỉ đồng, tổng tài sản là trên 54.049 tỉ đồng và gần 4.000 nhân viên. Tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng

năm của Techcombank trong nhiều năm qua luôn đạt từ 30% trở lên.

Bên cạnh việc cung ứng các sản phẩm đa dạng phục vụ cho các khách hàng

như: các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm khoảng 65% doanh số tín dụng và 90% doanh thu từ các dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng), các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có quy mô lớn (hiện chiếm khoảng 8% doanh số tín dụng và 8% doanh thu các dịch vụ phi tín dụng), khách hàng dân cư (chiếm 27% doanh số tín dụng của

Techcombank), Techcombank còn là một trong những Ngân hàng năng động nhất

trong giao dịchvới các công ty lớn và tổ chức tài chính khác.

Techcombank hiện là một trong những Ngân hàng đang áp dụng hệ thống quản trị và kiểm soát rủi ro tiên tiến, được xây dựng trên các yếu tố nến tảng như hài hòa quyền lợi của các bên tham gia, sự tham gia tích cực của ban lãnh đạo, mô hình tổ

chức hợp lý và kiểm soát lẫn nhau, hệ thống thông tin quản trị kịp thời và chính sách nhân sự tiên tiến.

Techcombank cũng là một trong những Ngân hàng đi đầu về công nghệ của

Việt nam với việc đã nối mạng trực tuyến toàn hệ thống với phần mềm Globus của

hàng, nhiều đề án đào tạo nhân viên, quản trị quan hệ khách hàng, phát triển dịch vụ Ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản... đang được nghiên cứu và triển khai trên toàn hệ

thống.

Đa dạng các kênh bán hàng, mở rộng việc tiếp cận với khách hàng qua các kênh phi truyền thống như Hệ thống tin nhắn nhanh (SMS), Ngân hàng trực tuyến (Internet

banking), Cổng thanh toán điện tử (Payment Gateway) không chỉ là chiến lược kinh

doanh của Ngân hàng hiện đại mà còn là thước đo năng lực các hệ thống công nghệ

của một Ngân hàng. Techcombank tự hào là một trong những ngân hàng tiên phong và dẫn đầu trong việc áp dụng các thành tựu kỹ thuật tiên tiến này.

Techcombank là ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ internet banking và SMS

banking, cho phép thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ qua internet.

Mạng lưới hệ thống Techcombank

2.1.1.1. Sứ mệnh và giá trị cốt lõi.

● Sứ mệnh.

Techcombank phấn đấu trở thành nhóm Ngân hàng thương mại đô thị đa năng

hàng đầu về độ tin cậy, chất lượng và hiệu quả ở Việt nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnh tranh cao cho dân cư và doanh nghiệp nhằm

các mục đích thoả mãn khách hàng, tạo giá trị gia tăng cho cổ đông, lợi ích và phát triển cho nhân viên và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng.

Với sự tự tin, cam kết và lòng quyết tâm cao, mọi thành viên đại gia đình

đem lại nhiều hơn nữa lợi ích cho khách hàng, giá trị cho cổ đông: Techcombank đem

lại “sự thân thiện đến tin cậy”.

● Giá trị cốt lõi.

Định hướng khách hàng là nền tảng mọi hoạt động.

Kết hợp hài hoà lợi ích của khách hàng, nhân viên và cổ đông là đảm bảo cho

sự thành công.

Tập thể luôn học hỏi, không ngừng cải tiến.

Thông tin và trao đổi là phương tiện cơ bản để biến đổi Ngân hàng.

Sự tin tưởng và cam kết, tính minh bạch và trách nhiệm, sự chuyên nghiệp và sáng tạo là nền tảng tạo nên quy tắc ứng xử và văn hoá kinh doanh của Ngân hàng.

2.1.1.2. Cam kết thương hiệu.

Techcombank cam kết cung cấp sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt nhất và bảo đảm rằng Techcombank là đối tác đáng tin cậy của bạn.

Đồng thời, techcombank cam kết xây dựng mối quan hệ đối tác và hợp tác bền

vững, cùng có lợi, giữa Ngân hàng với khách hàng, các cổ đông và người lao động.

Giá trị thương hiệu: Techcombank tin tưởng vào năng lực của mỗi cá nhân, lợi

ích của làm việc tập thể, chuyên nghiệp, trong tất cả các việc đều tiến hành với sự

thống nhất và sự sáng tạo.

Cá tính thương hiệu: Techcombank thể hiện phong cách riêng của mình trong giao tiếp, phục vụ và chăm sóc khách hàng. Phong cách đó sẽ tạo ra cảm nhận cho khách hàng và các đối tác về một Ngân hàng vững chắc, tin cậy, chuyên nghiệp, hiện đại, nhiệt thành và chăm lo.

Sự nhất quán của thương hiệu: Đó là sự bảo đảm rằng cảm nhận về thương

hiệu Techcombank là nhất quán tại mọi lúc mọi nơi, dù là qua giao tiếp trên điện

thoại, tại các sự kiện, trên các tài liệu in ấn và trên mạng Internet.

2.1.2. Techcombank Đà Nẵng.

2.1.2.1. Sự ra đời và phát triển của Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng:

Trước sự tăng trưởng không ngừng của Techcombank Việt Nam sau khi mở

nhiều chi nhánh ở các tỉnh, thành phố, Techcombank Việt Nam quyết định mở rộng

hoạt của mình ở thành phố Đà Nẵng. Ngày 04/9/1998 Thống đốc Ngân hàng ký quyết định số 302/1998/QĐ-NHNN5 cho phép thành lập Ngân hàng TMCP Kỹ thương Đà

Nẵng. Techcombank Đà Nẵng khai trương và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 28/09/1998 có trụ sở chính đặt tại 244 - 248 Nguyễn Văn Linh thành phố Đà Nẵng.

Với phương châm hoạt động: “Techcombank chăm lo để bạn thành công”,

Techcombank Đà Nẵng đã tạo được sự tin tưởng từ phía khách hàng, thu hút được

tầng lớp dân cư đến với chi nhánh, hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển mạnh

mẽ, mạng lưới được mở rộng. Tính đến ngày 31/12/2008, Techcombank Đà Nẵng có 2 Chi nhánh và 6 điểm giao dịch trực thuộc bao gồm:

 Chi nhánh Techcombank Thanh Khê (thành lập năm 2002).

 Phòng Giao Dịch Techcombank Hải Châu (thành lập năm 2004).

 Phòng Giao Dịch Techcombank Phan Châu Trinh (thành lập năm 2005).

 Phòng Giao Dịch Techcombank Hội An (thành lập năm 2005).

 Phòng Giao Dịch Techcombank Hoà Khánh (thành lập năm 2006).

 Phòng Giao Dịch Techcombank Chợ Hàn (thành lập năm 2006).

 Phòng Giao Dịch Techcombank Nguyễn Huệ (thành lập năm 2008).

 Chi nhánh Techcombank Huế (thành lập năm 2007).

Với 203 cán bộ nhân viên, Techcombank Đà Nẵng mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng những thành tựu đạt được khá lớn. Techcombank Đà Nẵng có tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 70%/năm, vượt xa tốc độ tăng trưởng của khối Ngân hàng cổ

phần bốn năm gần đây. Đó là những kết quả của sự cố gắng không mệt mỏi của Ban giám đốc và nhân viên chi nhánh góp phần đưa chi nhánh ngày càng phát triển, đứng

vững trên thị trường.

2.1.2.2. Nhiệm vụ của Techcombank Đà Nẵng:

Là một tổ chức kinh doanh tiền tệ trực thuộc Techcombank Việt Nam, Techcombank Đà Nẵng có những nhiệm vụ sau:

Tổ chức thi hành các văn bản pháp quy tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại

hối…thuộc phạm vi hoạt động của Techcombank Đà Nẵng.

Thực hiện hoạt động cho vay, đầu tư tín dụng đối với các tổ chức kinh tế, dân cư trên địa bàn hoạt động.

Thiết lập và mở rộng quan hệ đại lý, cung cấp các dịch vụ cho các tổ chức tín

dụng trong và ngoài nước.

Thực hiện mở tài khoản cho các cá nhân, tổ chức kinh tế, dân cư trên địa bàn hoạt động.

Thực hiện mở tài khoản cho các cá nhân, tổ chức kinh tế tiến hành thanh toán

qua Ngân hàng và cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên nguyên

tắc an toàn, đảm bảo bí mật và nhanh chóng cho khách hàng.

Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng trong thời gian vay

vốn.

Tổ chức công tác thông tin nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng.

Chịu trách nhiệm giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của tổ chức, cá nhân, báo

chí về hoạt động tiền tệ, tín dụng,… trong phạm vi quyền hạn của mình.

2.1.3. Các sản phẩm, dịch vụ và khách hàng. Các sản phẩm và dịch vụ cụ thể: Các sản phẩm và dịch vụ cụ thể:

1. Ngân hàng cá nhân 1.1. Tiết kiệm

Tài khoản Tích lũy Bảo gia

Tài khoản Tiết kiệm giáo dục

Tài khoản Tiết kiệm đa năng

Tiết kiệm thường

Tài khoản Tiết kiệm trả lãi định kỳ

Tiết kiệm Phát lộc

Tiết kiệm Phú Tài Lộc

Tài khoản tiết kiệm F@stSaving

Tiết kiệm theo thời gian thực gửi

Tiết kiệm định kỳ “Vì tương lai”

1.2. Tài khoản

Tài khoản tiền gửi thanh toán

Dịch vụ quản lý thanh khoản tự động

Tài khoản tiết kiệm F@stSaving

Ứng trước tài khoản cá nhân F@stAdvance

Ứng tiền nhanh

1.3. Tín dụng bán lẻ

Mua trả góp với Techcombank

Gia Đình Trẻ

Nhà mới

Du học nước ngoài Du học tại chỗ

Ôtô xịn

Ứng trước tài khoản cá nhân F@stAdvance

Vay nhanh bằng cầm cố chứng từ có giá và vàng Hỗ trợ kinh doanh cá thể

Cho vay kinh doanh chứng khoán

Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán

Vay đảm bảo bằng chứng khoán niêm yết

Ứng tiền nhanh

1.4. Dịch vụ bán lẻ doanh nghiệp

Cho vay cổ phần hóa

Trả lương qua tài khoản

Thu chi tiền mặt tại chỗ

1.5. Sản phẩm dịch vụ khác

HomeBanking

Bảo lãnh

Dịch vụ kiều hối

Dịch vụ chuyển tiền nhanh

Chiết khấu chứng từ có giá

Dịch vụ thanh toán hóa đơn Bilbox

2. Ngân hàng doanh nghiệp

2.1. Dịch vụ tài khoản

Tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi thanh toán

2.2. Tín dụng Doanh nghiệp

Cho vay vốn lưu động

Cho vay trung - dài hạn

Thấu chi doanh nghiệp

Tài trợ dự án trọn gói

Cho vay kinh doanh nông sản

Tài chính kho vận trọn gói

Cho vay vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Tài trợ nhà phân phối

Tài trợ kinh doanh nhỏ.

Cho vay ưu đãi xuất khẩu.

2.3. Sản phẩm ngoại hối và quản trị rủi ro

Giao dịch ngoại hối phái sinh

Quyền chọn (OPTION) ngoại tệ - VND

Hoán đổi lãi suất ( IRS)

Một phần của tài liệu Đề tài hoạt động PR pps (Trang 25 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)