CƠ QUAN HẢI QUAN CẤP TỈNH
1.1.1. Khái niệm về kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu của Hải quan tại cửa khẩu
XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CỬA KHẨU CỦA
CƠ QUAN HẢI QUAN CẤP TỈNH
1.1. Khái quát về kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu hàng hóa tại cáccửa khẩu cửa khẩu
1.1.1. Khái niệm về kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu của Hải quan tạicửa khẩu cửa khẩu
* Khái niệm kiểm tra
Theo Từ điển Tiếng Việt “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá,
nhận xét”. Theo quan điểm của quản trị học thì kiểm tra là tiến trình theo dõi xem tổ
chức hoạt động như thế nào trên đường đi đến mục tiêu, phát hiện kịp thời các sai lệch để áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm sớm đưa tổ chức trở lại hoạt động đúng hướng mục tiêu đã định. Nói một cách khác, kiểm tra là tổng thể tất cả các hoạt động được thực hiện bởi nhà quản trị nhằm đảm bảo chắc chắn rằng, các kết quả thực tế sẽ đúng như những gì đã định trong kế hoạch. Như vậy, nhằm kiểm tra để đánh giá, nhận xét:
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng của công việc đang thực hiện, kiểm chứng những công việc (chính sách, hoạt động, phương án, mục tiêu,..) đang làm đúng hay sai.
- Nhằm phát hiện những sai lệch có thể xảy ra giữa nội dung đưa ra và thực tế. - Thông qua công tác kiểm tra để đảm bảo các hoạt động của cá nhân, tổ chức luôn đi đúng hướng.
- Kiểm tra nhằm phát hiện, khắc phục kịp thời những bất cập, tồn tại để tăng kết quả và hiệu quả của cả tổ chức.
- Kiểm tra để phát hiện kịp thời các kinh nghiệm, các sáng kiến hay của cá nhân, tổ chức để nhân rộng trong tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Là yếu tố cần thiết nhằm duy trì và gia tăng ý thức tổ chức kỹ luật và tinh thần tự giác của cá nhân, tổ chức trong thực hiện chính sách, nội quy, quy chế, quy định, nguyên tắc của tổ chức và tính trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Như vậy Kiểm tra là một công cụ nhằm:
- Đánh giá chất lượng, hiệu quả của quy định, chính sách mà nhà nước ban hành để quản lý xã hội.
- Thông qua công tác kiểm tra để phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật góp phần đảm bảo và nâng cao hiệu lực hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.
- Công tác kiểm tra cũng phát hiện những hiện tượng vi phạm pháp luật từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.
- Góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
* Khái niệm về kiểm tra hải quan
Theo Luật Hải quan, Luật số 54/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 thì “Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan,
các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện”. Như vậy, kiểm tra giám sát hải quan bao gồm:
- Kiểm tra hồ sơ hải quan: Khi kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm tra hồ sơ hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc trực tiếp bởi công chức hải quan.
- Kiểm tra thực tế hàng hóa
+ Hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra: Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp; Hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh; Hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ.
+ Hàng hóa quy định trên mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải được kiểm tra thực tế.
+ Hàng hóa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, việc kiểm tra thực tế được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
+ Hàng hóa là động vật, thực vật sống, khó bảo quản, hàng hóa đặc biệt khác được ưu tiên kiểm tra trước.
+ Việc kiểm tra thực tế hàng hóa do công chức hải quan thực hiện trực tiếp hoặc bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải có mặt của người khai hải quan và người đại diện hợp pháp của họ sau khi đăng ký tờ khai hải quan và hàng hóa đã được đưa đến địa điểm kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 của Luật Hải quan.
+ Việc kiểm tra thực tế hàng hoá tại địa điểm kiểm tra chung với nước láng giềng được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.
+ Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về việc kiểm tra thực tế hàng hóa Theo Công ước Kyoto, kiểm tra hải quan được hiểu là các biện pháp do Hải quan áp dụng nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật hải quan. Trong đó “kiểm tra hàng hóa” là việc cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa nhằm đảm bảo rằng tính chất, xuất xứ, điều kiện, số lượng và trị giá của hàng hóa phù hợp với những chi tiết đã khai trong Tờ khai hàng hóa.
* Khái niệm giám sát
Theo wiktionary phiên bản Tiếng Việt, “Giám sát” được hiểu là “theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều đã quy định không”.
Theo Luật số 87/2015/QH13 ngày 20/11/2015 về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, “Giám sát” là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Theo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân thì giám sát thực hiện
theo nguyên tắc:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch.
- Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Như vậy, có thể “giám sát” được hiểu như sau: Phải có chủ thể nhất định: Ai có quyền được thực hiện việc giám sát để đưa ra nhận định việc thực hiện công việc đúng hay sai theo quy định. Đồng thời nó cũng gắn liền với đối tượng cụ thể như: Giám sát ai?, giám sát công việc gì? Giám sát phải được tiến hành trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ của chủ thể giám sát và đối tượng giám sát. Trong hoạt động giám sát, cả chủ thể giám sát và đối tượng bị giám sát và nội dung, tính chất hoạt động giám sát rất đa dạng.
* Khái niệm giám sát hải quan
Theo Luật Hải quan, “Giám sát hải quan” là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan. Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật Hải quan.
Hay nói một cách khác,“Giám sát hải quan là một phần công việc trong quy
trình thủ tục hải quan, trong đó cán bộ công chức hải quan sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để giám sát, theo dõi có thể trực tiếp hoặc gián tiếp bằng phương tiện kỷ thuật nhằm đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hóa, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý của hải quan cũng như nhằm đảm bảo sự tuân thủ thủ tục hải quan”. Trên cơ sở khái niệm giám sát hải quan, có thể đưa ra khái niệm giám sát
hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu như sau: Giám sát hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan Hải Quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa khi xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải hàng hóa xuất nhập
khẩu đang thuộc đối tượng quản lý của Hải Quan”.