Khái quát tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cửa khẩu Cao Bằng

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng (Trang 46 - 50)

XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH CAO BẰNG NĂM 2015 –

2.1.1. Khái quát tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cửa khẩu Cao Bằng

TỈNH CAO BẰNG NĂM 2015 – 2019

2.1 Khái quát về xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu do Cục Hảiquan tỉnh Cao Bằng quản lý và đặc điểm hoạt động xuất nhập khẩu quan tỉnh Cao Bằng quản lý và đặc điểm hoạt động xuất nhập khẩu

2.1.1. Khái quát tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cửa khẩu CaoBằng Bằng

Cao Bằng có đường biên giới dài tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, là một trong các cửa ngõ giao lưu thương mại của Việt Nam nói riêng và của ASEAN nói chung với thị trường Trung Quốc đầy tiềm năng. Trong thời gian qua, kinh tế cửa khẩu đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống dịch vụ, thương mại được thúc đẩy mạnh đã và đang dần hình thành các điểm, khu vực dịch vụ, kho tàng, bến bãi phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng.

Trong những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Cao Bằng có nhiều chuyển biến tích cực, các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc đi qua địa bàn tỉnh gồm: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là chì thỏi, nhân hạt điều và các mặt hàng hải sản trong đó mặt hàng hạt điều năm 2019 giảm 36,5% so với cùng kỳ năm 2018; Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, vải các loại, than cốc, nguyên phụ liệu thuốc lá trong đó trong năm phát sinh mặt hàng nguyên phụ liệu thuốc lá, than cốc năm 2019 tăng 72,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Hoạt động thương mại và dịch vụ tại các cửa khẩu trong khu kinh tế cửa khẩu từ năm 2015 trở về đây ngày càng sôi động, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng đa dạng về chủng loại và số lượng; Loại hình xuất khẩu chủ yếu là xuất kinh doanh. Loại hình nhập khẩu chủ yếu là nhập kinh doanh, nhập đầu tư, hàng gửi kho ngoại quan. Tốc độ tăng kim ngạch qua các cửa khẩu của tỉnh khá cao và ổn định, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch giai đoạn 2015 - 2019 đạt

3.127 triệu USD (trung bình đạt 625 triệu USD/năm). Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tạm nhập, tái xuất qua địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2019 đạt 6.287 triệu USD (trung bình 1.257 triệu USD/năm), chi tiết tại Bảng 2.1

Bảng 2.1. Kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu

Đơn vị tính: USD

ST

T Nội dung Năm 2019 Năm 2018

% tăng giảm so với năm trước 1 Xuất khẩu 672,392,563 553,833,160 21% 1.1 Cao Bằng 668,766,018 553,810,816 21% Kinh doanh 101,994,772 292,947,933 -65%

Hàng xuất kho ngoại quan 13,319,265 42,465,067 -69% Tái xuất hàng kinh doanh

TNTX - 15,981,655 -100% Loại hình khác + TK VCĐL 553,451,981 202,416,160 173% 1.2 Bắc Kạn 3,626,545 22,344 16131% Kinh doanh 3,626,545 22,344 16131% 2 Nhập khẩu 115,598,754 139,890,017 -17% 2.1 Cao Bằng 109,945,226 139,145,309 -21% Kinh doanh 96,589,127 69,265,530 39%

Hàng gửi kho ngoại quan 6,880,012 50,076,816 -86% Tạm nhập hàng kinh doanh TNTX - 19,802,963 -100% Loại hình khác 6,476,087 2.2 Bắc Kạn 5,653,528 744,708 659% Kinh doanh 5,653,528 744,708 659% 3 Tổng XNK toàn cục 787,991,317 693,723,176 14% Cao Bằng 778,711,243 692,956,124 12% Bắc Kạn 9,280,074 767,052 1110% 4 Tổng số tờ khai XNK 1,933 7,760 -75% 5 Tổng số doanh nghiệp tham gia XNK 150 204 -26%

Như vậy, năm 2019 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 787,9 triệu USD tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Xuất khẩu 672,4 triệu USD tăng 21% so với cùng kỳ năm trước; Nhập khẩu 115,5 triệu USD giảm 17% so với kỳ năm trước. Các mặt hàng nông sản xuất nhập khẩu qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh diễn ra tương đối sôi động và có sự tăng trưởng, các doanh nghiệp của Việt Nam và Trung Quốc đã chủ động mở rộng thị trường và đẩy mạnh quan hệ trao đổi hàng hóa. Xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam tăng do nhu cầu của thị trường Trung Quốc tăng đối với một số hàng hóa của Việt Nam như hoa quả tươi hoa quả khô,… Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu qua các cửa khẩu: Tà Lùng, Trà Lĩnh, Lý Vạn, Pò Peo và lối mở Nà Lạn. Với hệ thống đường giao thông biên giới và các cửa khẩu, lối mở phục vụ cho các giao dịch thương mại biên giới đã tương đối thuận lợi, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương và tạo đầu ra cho các sản phẩm nông sản, kim ngạch xuất khẩu nông sản không ngừng tăng qua các năm.

Bên cạnh đó, với chính sách mở rộng kinh tế đối ngoại của Nhà nước ta, các hoạt động xuất, nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Cao Bằng ngày một tăng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, do Trung Quốc có thay đổi trong chính sách quản lý biên giới; lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đường đi một số cửa khẩu chưa hoàn thiện ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Trong chính sách kinh tế, Trung Quốc luôn khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu đồng thời cũng tạo mọi điều kiện cho việc thu hút nguồn khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên từ các nước xung quanh làm nguyên liệu sản xuất hàng hoá. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng ưu tiên cho các chính sách biên mậu, tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất, nhập khẩu với các nước láng giềng để thúc đẩy sự phát triển của địa phương. Những chính sách kinh tế này đã tác động đến toàn bộ hoạt động xuất, nhập khẩu cũng như các hoạt động kiểm tra, giám sát hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tỉnh Cao Bằng có nguồn khoáng sản rất dồi dào như quặng vonfram, ti ta, sắt, kẽm, đồng … là các loại khoáng sản quý nước ta hạn

chế xuất khẩu, nhưng Trung Quốc ưu tiên nhập khẩu nên giá cả chênh lệch lớn. Các tuyến đường bộ vận chuyển hàng hoá qua biên giới khá thuận lợi. Chính từ những điều kiện này mà hoạt động kiểm tra, giám sát hàng hóa là khoáng sản là vấn đề cần quan tâm. Ngoài ra còn có cây dược liệu, động vật quý hiếm qua biên giới cũng là vấn đề cần giải quyết.

Khai thác lợi thế về vị trí địa lý để phát triển các loại dịch vụ thương mại xuất, nhập khẩu và vận tải hàng hoá là một trong những chính sách kinh tế đúng đắn của tỉnh. Chính sách này cộng với sự mở cửa của Trung Quốc đã thu hút rất đông các doanh nghiệp trong cả nước tham gia kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan qua các cửa khẩu của tỉnh. Nhưng cũng từ đây đã phát sinh hành vi buôn lậu, gian lận thương mại quốc tế. Trên thị trường các thị trấn và thành phố Cao Bằng vẫn có hàng hóa nhập lậu không giấy tờ bày bán như thuốc bảo vệ thực vật, hoa quả, thực phẩm … Các hàng hoá này không có chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, không có kiểm tra chất lượng nguy hại đến sức khỏe người dân.

Hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của một tỉnh có nhiều lợi thế vê hoạt động xuất nhập khẩu như Cao Bằng. Đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu qua địa bàn tỉnh, từ năm 2015 trở về trước mới chỉ tập trung chủ yếu ở ba mặt hàng là: hạt điều, mía cây và gạo, từ năm 2016 trở về đây mặt hàng xuất khẩu đã đa dạng và phong phú hơn như: hạt tiêu, nấm hương hoa quả khô,..tuy nhiên kim ngạch chưa cao và không ổn định. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu phần lớn là sản phẩm hàng hóa của các tỉnh từ miền Nam, miền Trung qua địa bàn Cao Bằng. Hàng xuất khẩu của địa phương chủ yếu là mía cây nguyên liệu trao đổi theo hình thức cư dân biên giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu chưa ổn định, có sự biến động chưa phù hợp giữa các năm, chưa tạo được mặt hàng xuất khẩu chủ lực, ổn định với khối lượng lớn. Chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu từ các địa phương tham gia buôn bán và đầu tư tại các cửa khẩu của tỉnh… Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản sang thị

trường Trung Quốc qua các cửa khẩu, tỉnh Cao Bằng đã đưa ra các giải pháp như: Hoàn thiện cơ sở pháp lý tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại biên giới; thúc đẩy hình thành tuyến giao thông kết nối với các tỉnh Tây Nam (Trung Quốc) với Cao Bằng tới cảng Hải Phòng và xây dựng tuyến cao tốc Trà Lĩnh (Cao Bằng) - Đồng Đăng (Lạng Sơn); thúc đẩy việc xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc); Xây dựng Đồ án quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng; Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường; Tăng cường hợp tác xúc tiến thương mại với tỉnh Quảng Tây; Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w