TẠI CÁC CỬA KHẨU CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH CAO BẰNG
3.5. Kiến nghị về tạo lập điều kiện để thực hiện các giải pháp tăng cường kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu hàng
pháp tăng cường kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng
* Đối với Quốc Hội, Chính phủ và các Bộ ngành trung ương
Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật theo hướng: Đầy đủ, đồng bộ về chính sách và thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan nhằm đáp ứng các yêu cầu: Nâng cao thẩm quyền của cơ quan hải quan nhằm thực thi hữu hiệu pháp luật hải quan, nâng cao tính minh bạch; áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại, quy định đầy đủ các chế độ quản lý và thủ tục hải quan theo hướng đơn giản, hài hòa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Luật hóa các văn bản hướng dẫn dưới luật nhằm giúp cho CBCC hải quan và cộng đồng DN nắm bắt nhanh chóng, ít dẫn chiếu đến nhiều văn hướng dẫn khác nhau trong thực thi công vụ, nghĩa là cần đưa các quy định hướng dẫn thủ tục hải quan nói chung và công tác kiểm tra, giám sát hải quan nói riêng tại các NĐ, thông tư vào các điều khoản của luật.
* Đối với Tổng cục Hải quan
Để nâng cao tính hiệu quả trong việc áp dụng quản lý rủi ro vào công tác quản lý hải quan cần thu thập, phân tích, đánh giá doanh nghiệp một cách chính xác nhằm phân thành các nhóm DN theo từng mức độ rủi ro để áp đặt các tiêu chí phân luồng chính xác vào quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
Đầu tư cở sở vật chất phục vụ công tác kiểm tra giám sát như: máy soi container di động, máy đọc mã vạch. Xây dựng và triển khai giám sát đối với những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh đang chịu sự giám sát hải quan bằng công nghệ định vị GPS.
Thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn về công tác quản lý rủi ro cho công chức cập nhật thông tin, kỹ năng phân tích trong tình hình mới.
* Đối với Tỉnh Cao Bằng
Chỉ đạo hoàn thiện việc quy hoạch đầu tư, nâng cấp Cửa khẩu Trà Lĩnh thành cửa khẩu Quốc tế, sớm công bố việc xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế,
cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương).
Đầu tư, nâng cấp, kết nối các hệ thống giao thông, xúc tiến hình thành các chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu tạo điều kiện cho cư dân biên giới trao đổi hàng hóa, thúc đẩy giao lưu kinh tế, dịch vụ và thương mại; địa điểm bốc xếp hàng hóa tại khu vực cửa khẩu, rút ngắn thời gian, giảm các chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Cải tạo nâng cấp đường từ thị trấn Trùng khánh vào cửa khẩu Pò Peo và đầu tư xây dựng Trạm làm việc liên hợp cho các lực lượng tại cửa khẩu Pò Peo nhằm thực hiện tốt công tác quản lý và thúc đẩy giao lưu thương mại giữa hai cửa khẩu Pò Peo - Nhạc Vu. Từ đó thu hút các Doanh nghiệp tham gia hoạt động trên địa bàn, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Khai thác các lợi thế về phát triển kinh tế cửa khẩu, quy hoạch phát triển ngành thương mại, thương mại biên giới để kêu gọi, khuyên khích các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; chú trọng hình thành những mặt hàng chủ lực dựa trên tiom năng thế mạnh sẵn có để thúc đẩy xuất khẩu.
* Đối với các cơ quan có liên quan trong quá trình kiểm tra, giám sát
Các ngành, cơ quan có liên quan chỉ đạo triển khai tốt các quy chế phối hợp, xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp trong quá trình kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tránh chồng chéo nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người dân và DN tham gia hoạt động thương mại qua các Cửa khẩu thuộc tỉnh Cao Bằng.
* Đối với người dân và cộng đồng doanh nghiệp
Lựa chọn cán bộ trực tiếp làm thủ tục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh có năng lực, chuyên môn đáp ứng để cùng phối hợp với cơ quan hải quan thực hiện tốt nhiệm vụ chức trách của mình.
KẾT LUẬN
Kiểm tra, giám sát hải quan một cách chặt chẽ nhằm đẩy lùi những hành vi, thủ đoạn vi phạm pháp luật về hải quan, kiểm soát tốt hàng hóa qua biên giới không những tránh thất thu thuế cho nhà nước mà còn đảm bảo an toàn, an ninh quốc gia, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp XNK, các doanh nghiệp sản xuất trong nước, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Trong những năm gần đây, vấn đề buôn lậu, gian lận thương mại có nhiều chuyển biến phức tạp, tinh vi. Nhiều vụ việc được các cơ quan chức năng bắt giữ với quy mô lớn, có tổ chức, có xu hướng mở rộng sang nhiều ngành, nhiều nhóm mặt hàng, chủng loại khác. Do yếu tố cạnh tranh mà việc các doanh nghiệp buôn lậu, gian lận thương mại các mặt hàng cấm, các mặt hàng có giấy phép, các mặt hàng để xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ,... xu hướng này không chỉ trên địa bàn Cao Bằng mà trên phạm vi cả nước.
Qua nghiên cứu thực trạng công tác kiểm tra, giám sát tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng, tác giả đã nêu lên một số hạn chế trong công tác quản lý hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan đối với loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh. Đó là những hạn chế của chính sách hải quan hiện hành, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy trình thủ tục hải quan, công tác phối kết hợp của các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, giám sát hàng hóa. Từ thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hang hóa xuất khẩu, nhập khẩu cùng những thuận lợi và khó khăn hiện nay của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng, tác giả đã có một số kiến nghị giải pháp hoàn thiện đối với công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng dựa trên quan điểm của Đảng và nhà nước, theo đó một mặt cơ quan hải quan phải tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế và các mối quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế phát triển, mặt khác lực lượng hải quan phải kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu qua biên giới, góp phần bảo vệ lợi ích và quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, bảo về lợi ích và chủ quyền an ninh quốc gia. Đồng thời
đã nêu ra các quan điểm, những điều kiện nhằm thực thực hiện đồng bộ các giải pháp. Đề nghị các ngành, các cấp ở trung ương, Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng quan tâm áp dụng để công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh đạt hiệu quả cao hơn.
Do điều kiện và thời gian nghiên cứu hạn hẹp cũng như hạn chế nhất định về mặt khách quan lẫn chủ quan, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, quý Thầy giáo, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để các giải pháp được hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả trong thời gian tới.
1. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ tài chính, sửa đổi bổ xung một số điều Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2016), Quyết định số 1614/QĐ-BTC năm 2016 về "Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016 - 2020", Hà Nội.
3. Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng (2015), Kế hoạch 1418/KH-HQQT về định hướng phát triển chung của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, Cao Bằng. 4. Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng, báo cáo công tác năm và phương hướng niệm
vụ 2015, 2016, 2017, 2018, 2019.
5. Chính phủ (2001): Nghị định 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 Quy định chi tiết về KTSTQ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
6. Chính phủ (2011), Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25/3/2011 về việc Phê duyệt chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, Hà Nội.
7. Chính phủ (2013): Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế.
8. Chính phủ (2015), Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, Hà Nội. 9. Chính phủ (2015), Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015quy định
chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan; Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Hà Nội
11.Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014, Hà Nội. 12.Quốc hội (2005), Luật Thương mại ngày 14 tháng 06 năm 2005, Hà Nội. 13.Quốc hội (2014), Luật Hải quan số 54/2014/QH13, Hà Nội.
14.Quốc hội (2015), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 87/2015/QH13, Hà Nội.
15. Tổng cục Hải quan (2017), Quyết định số 1146/QĐ-TCHQ ngày 05/4/2017 về ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 – 2020./.