Nội dung và hình thức kiểm tra hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng (Trang 33 - 36)

CƠ QUAN HẢI QUAN CẤP TỈNH

1.2.1. Nội dung và hình thức kiểm tra hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu

tại các cửa khẩu

1.2.1. Nội dung và hình thức kiểm tra hải quan xuất nhập khẩu hàng hóatại các cửa khẩu tại các cửa khẩu

* Đối tượng chụi sự kiểm tra hải quan:

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quí, sản phẩm văn hóa, di vật, cổ vật. bảo vật, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan.

- Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. - Hồ sơ và các chứng từ liên quan.

* Nội dung và hình thức kiểm tra hải quan: Theo đó, Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra hải quan đối với hàng hóa. Việc áp dụng quản lý rủi ro, phân luồng kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu là một phương thức quản lý hiện đại được áp dụng rộng rãi trên thế giới theo khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và quy định của Luật Hải quan. Tại Việt Nam, phương thức quản lý rủi ro đang được ngành Hải quan triển khai áp dụng nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý với các doanh nghiệp, hàng hóa có nguy cơ rủi ro cao. Việc áp dụng quản lý rủi ro, phân luồng kiểm tra hàng hóa đối với các lô hàng xuất nhập khẩu được thực hiện theo quy định của Luật Hải quan năm 2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Nghị định 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính, quản lý rủi ro được áp dụng trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ hải quan, từ việc cơ chế chính sách quản lý, quy trình thủ tục hải quan, đến việc tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các hoạt động nghiệp vụ khác, đều dựa trên áp dụng quản lý rủi ro. Điều này đã được quy định cụ thể trong khoản 18 Điều 4 Luật Hải quan 2014: “Quản lý rủi ro là việc cơ quan hải quan áp dụng hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ nhằm xác định, đánh giá và phân loại mức độ rủi ro, làm cơ sở bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các nghiệp vụ hải quan khác có hiệu quả”; và tại khoản 2 Điều 16 Luật này cũng quy định: “Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh”. Như vậy, vai trò của quản lý rủi ro trong quản lý hải quan được thể hiện qua việc đưa ra các quyết định kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan và tiến hành các biện pháp nghiệp vụ khác.

Về cơ chế phân luồng quyết định kiểm tra đối với các lô hàng xuất nhập khẩu sẽ được phân luồng Xanh/Vàng/Đỏ dựa trên các phân lớp tiêu chí, kết hợp với

sử dụng các thuật toán để phân luồng quyết định kiểm tra theo các mức độ. Các phân lớp tiêu chí đó là

- Tiêu chí theo quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành. - Tiêu chí theo quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thuế.

- Tiêu chí theo kết quả đánh giá rủi ro tuân thủ doanh nghiệp. Cụ thể: Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 38/2015/TT-BTC phân loại doanh nghiệp thành 3 loại doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp tuân thủ và doanh nghiệp không tuân thủ. Hệ thống tự động đánh giá tuân thủ doanh nghiệp dựa trên các thông tin về doanh nghiệp được cập nhật vào hệ thống trên cơ sở tiêu chí đánh giá tuân thủ doanh nghiệp.

Theo đó, khi hàng hóa được phân vào luồng sẽ có các quy định khác nhau: - Luồng xanh sẽ thông quan ngay: Doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hải quan, miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa. Thông thường thì các hàng xuất đi đều đặn vào luồng xanh khá nhiều. Hàng hóa xuất nhập khẩu được chấp nhận thông quan từ nguồn thông tin khai hải quan điện tử, miễn kiểm tra chứng từ.

- Luồng vàng: Nếu kết quả cho ra luồng vàng hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy), không kiểm tra chi tiết hàng hóa. Nếu không phát hiện bất cứ vi phạm nào thì thực hiện thông quan lô hàng.

Kiểm tra trực tiếp hồ sơ trong các trường hợp: Có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan; hàng hóa theo quy định của pháp luật chuyên ngành phải kiểm tra trực tiếp hồ sơ; lựa chọn kiểm tra trực tiếp hồ sơ không quá 5% trên tổng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá rủi ro.

- Luồng đỏ: thì hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ, và tiến hành kiểm tra trực tiếp hàng hóa.

Kiểm tra thực tế hàng hóa trong các trường hợp: Có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan; lựa chọn không quá 5% trên tổng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro; theo quy định của pháp luật chuyên ngành phải kiểm tra thực tế hàng hóa.

Việc kiểm tra hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành; thực hiện kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.

Cơ quan Hải quan căn cứ vào kết quả tổng hợp, xử lý các kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro theo tiêu chí do Bộ Tài chính ban hành để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra hải quan và các biện pháp nghiệp vụ hải quan khác.

Về cơ bản, đây là các quy định được thể chế hóa từ các thông lệ quốc tế và các tiêu chuẩn, khuyến nghị của WCO nhằm đảm bảo việc hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là dưới góc độ tạo thuận lợi thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, ngành Hải quan đang triển khai quyết liệt việc thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo. Theo đó, một trong những giải pháp trọng tâm là chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, giảm tỷ lệ kiểm tra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w