Công tác tiếp nhận hồ sơ, đăng ký, phân luồng tờ kha

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng (Trang 64 - 67)

3. Phân theo trình độ ngoại ngữ 1 Tiếng Anh

2.2.1.1. Công tác tiếp nhận hồ sơ, đăng ký, phân luồng tờ kha

Do số lượng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có sự thay đổi theo chiều hướng giảm, tuy nhiên, số lượng tờ khai hàng hóa XNK phản ảnh hoạt động XNK có sự biến động thường xuyên. Các cửa khẩu thuộc tỉnh Cao Bằng giáp với Trung Quốc có địa hình lưu thông hiểm trở, hàng hóa lưu thông từ nước Trung Quốc chủ yếu vận chuyển bằng đường bộ qua đây ngày càng tăng nhanh, đặc biệt tăng mạnh vào các dịp tết Nguyên đán hàng năm. Chi tiết tại Bảng 2.5.

Bảng 2.5. Số lượng tờ khai đăng ký tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2019 STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Số tờ khai (tờ) 3.746 5.645 6.563 4.628 1.933 2 Thông tin được xử lý (lượt) 3.748 2.446 6.421 4.628 1.933 3 Tỷ lệ thông tin được xử

lý/tờ khai (%) 100 100 100 100 100

Qua Bảng 2.5, cho thấy giai đoạn 2015 - 2019, cho thấy số lượng tờ khai XNK đăng ký tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng có xu hướng biến động thường xuyên. Năm 2015 là 3.746 tờ, năm 2017 tăng mạng lên 6.563 tờ, năm 2019 lại giảm mạnh còn 1.933 tờ, dù vậy tỷ lệ xử lý thông tin vẫn đạt 100% qua các năm.

Với mục tiêu tạo thuận lợi cho các hoạt động qua biên giới, mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” đã thúc đẩy cải cách hành chính tại các cửa khẩu; xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư... Chính vì thế ngoài việc thực hiện quy trình thủ tục, kiểm tra giám sát hàng hóa theo quy định của luật pháp Việt nam thì tại đây cũng phải thực hiện theo chính sách của Trung Quốc. Cụ thể, Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng đã thực hiện một số giải pháp như: Tiếp tục triển khai hệ thống quản lý hải quan tự động VASSCM theo lộ trình và kế hoạch của Tổng cục Hải quan. Tăng cường công tác quản lý địa điểm tập kết, kho ngoại quan và vận hành Hệ thống VASSCM; kiểm tra, rà soát tờ khai vận chuyển độc lập. Tăng cường công tác quản lý đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất, xuất hàng hóa gửi kho ngoại quan qua các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa đưa vào, lưu giữ và đưa ra địa điểm tập kết, kho ngoại quan và việc duy trì các điều kiện kinh doanh của các kho, bãi theo quy định tại Nghị định 68/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ. Tăng cường công tác kiểm tra, xác định xuất xứ, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp theo Kế hoạch số 1238/KH-HQCB ngày 03/9/2019 của Cục. Triển khai đo thời gian giải phóng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm.

Loại hình XK chủ yếu là xuất kinh doanh. Loại hình nhập khẩu chủ yếu là nhập kinh doanh, nhập đầu tư, hàng gửi kho ngoại quan. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu hàng xuất khẩu là chì thỏi, nhân hạt điều và các mặt hàng hải sản trong đó mặt hàng hạt điều giảm 36,5% so với cùng kỳ năm 2018; Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, vải các loại, than cốc, nguyên phụ liệu thuốc lá trong đó trong năm phát sinh mặt hàng nguyên phụ liệu thuốc lá, than cốc tăng cao so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, một số mặt hàng chủ yếu tác động đến thu ngân sách:

+ Fluorspar cấp axit: 15,5 tỷ đồng, giảm 43% so với năm 2018 + Chì không tinh luyện: 3,56 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2018 + Các mặt hàng khác : Ván gỗ bóc: 5,7 tỷ đồng...

- Nhập khẩu: Ngoại trừ mặt hàng Fero số thu năm 2019 giảm 99% so với năm 2018, còn lại các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đều có số thu tăng so với năm trước. Cụ thể:

+ Nguyên liệu thuốc lá: 194 tỷ đồng, chiếm 53% tổng thu ngân sách, tăng 239 % so với năm 2018

+ Máy móc thiết bị các loại: 55,4 tỷ đồng, chiếm 15% tổng thu ngân sách, tăng 9% so với năm 2018.

+ Vải may mặc: 44,2 tỷ đồng, chiếm 12% tổng thu ngân sách, tăng 8% so với năm 2018.

+ Than các loại: 32,3 tỷ đồng, chiếm 9% tổng thu ngân sách, tăng 113% so với năm 2018

Một số mặt hàng khác tuy có số thu tăng/giảm so với năm 2018 nhưng do kim ngạch thấp nên có tác động không đáng kể đến tình hình thu ngân sách như: hóa chất, men... Như vậy, để công tác tiếp nhận hồ sơ, đăng ký, phân luồng tờ khai đạt kết quả tốt thì cần làm tốt công tác phối hợp cung cấp thông tin từ khâu thông quan cho các lực lượng có liên quan.

Bảng 2.6. Tỷ lệ phân luồng tờ khai tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2019 Năm Tổng số tờ khai (tờ) Luồng xanh (tờ) Luồng vàng (tờ) Luồng đỏ (tờ) Trong đó Tỷ lệ tờ khai phân luồng xanh (%) Tỷ lệ tờ khai phân luồng vàng (%) Tỷ lệ tờ khai phân luồng đỏ (%) 2015 3.746 1.276 1.738 732 34,06 46,4 19,54 2016 5.645 2.219 2.330 1.096 39,31 41,28 19,42 2017 6.563 3.317 2.395 851 50,54 36,49 12,97 2018 4.628 1.387 2.407 834 30 52 18 2019 1.933 536 1.304 93 28 67 5

Như vậy, Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng đã thực hiện Kế hoạch số 237/QĐ- TCHQ ngày 31/01/2019 của Tổng Cục Hải quan. Căn cứ tình hình thực tế tại địa bàn quản lý, Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng đã xây dựng, triển khai kế hoạch thu thập, xử lý thông tin tại đơn vị theo Quyết định số 64/QĐ-HQCB ngày 28/02/2019 trong đó trên cơ sở chỉ tiêu giao của Tổng cục Hải quan, Cục đã phân bổ chỉ tiêu thu thập thông tin doanh nghiệp, hướng dẫn chi tiết việc thu thập, xử lý thông tin đối với tổ chức cá nhân hoạt động XNK, hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh cho các đơn vị thuộc và trực thuộc phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị. Ban hành Quyết định số 28/QĐ-HQCB ngày 17/07/2019 về việc phân công nhiệm vụ Kế hoạch kiểm soát rủi ro trọng tâm năm 2019 tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng; Thành lập Tổ kiểm soát công tác kiểm tra về trị giá. Thực hiện các chuyên đề, kế hoạch về kiểm soát rủi ro theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. Các hệ thống nghiệp vụ rủi ro tại đơn vị (VCIS, RMS, QLVP14) vận hành ổn định, được quản lý, sử dụng theo qui chế hiện hành đảm bảo công tác thanh tra, kiểm tra giám sát hải quan đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w