Tăng cường nghiệp vụ kiểm tra, giám sát hải quan

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng (Trang 91 - 96)

TẠI CÁC CỬA KHẨU CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH CAO BẰNG

3.4.1. Tăng cường nghiệp vụ kiểm tra, giám sát hải quan

Nhằm nâng cao công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu yêu cầu thực hiện mộ số giải pháp sau:

Một là, thực hiện đúng các quy định pháp luật, quy trình kiểm tra, giám sát

hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

Hai là, trang bị và đưa vào ứng dụng các trang thiết bị hiện đại phục vụ công

tác kiểm tra, giám sát như: Máy soi container di động, máy đọc mã vạch, máy định vị,...

Ba là, triển khai có hiệu quả Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn

thi hành; rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy trình, thủ tục hải quan theo hướng đơn giản, thuận tiện cho người khai hải quan và đảm bảo yêu cầu quản lý của cơ

quan hải quan.

Bốn là, tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả Hệ thống thông quan điện tử

VNACCS/VCIS, đảm bảo vận hành ổn định, bền vững; mở rộng thực hiện thanh toán điện tử, cơ chế một cửa quốc gia, tiến tới kết nối cơ chế một cửa ASEAN.

Năm là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hải quan

như: ứng dụng công nghệ định vị GPS trong quản lý, giám sát bí mật hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng container.

Sáu là, giảm tỷ lệ kiểm tra, nâng cao chất lượng kiểm tra: Triển khai đề án

“Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, để giảm thời gian thông quan hàng hóa, tạo điều kiện thuận lời khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, bảo đảm hàng rào kỹ thuật bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng; Tăng cường chất lượng, hiệu quả triển khai thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ QLRR trong phân luồng và chuyển luồng kiểm tra hải quan bằng cách tăng cường năng lực thu thập, xử lý thông tin, phân tích rủi ro, xác định trọng điểm kiểm tra:

+ Ban hành văn bản và Sổ tay hướng dẫn công tác thu thập, xử lý thông tin phục vụ QLRR; phân tích rủi ro, xác định trọng điểm kiểm tra;

+ Thu thập, phân tích thông tin hàng hóa XNK, hành khách xuất nhập cảnh trước khi đến hoặc rời cửa khẩu;

+ Xây dựng, cung cấp đầy đủ các nguồn thông tin liên quan cho cán bộ, công chức QLRR được tiếp cận, khai thác phục vụ phân tích;

+ Xây dựng các chuyên đề, định hướng các hoạt động thu thập, xử lý thông tin phục vụ QLRR;

+ Xây dựng giáo trình, tài liệu, tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên sâu về kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin phục vụ quản lý rủi ro; phân tích rủi ro, xác định trọng điểm kiểm tra.

Hoàn thiện kỹ thuật thiết lập, áp dụng tiêu chí lựa chọn kiểm tra; đảm bảo việc lựa chọn đúng lô hàng trọng điểm;

Bảy là, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh và xử lý nghiêm

đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định, hướng dẫn về phân luồng, chuyển luồng và thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa.

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thiết lập áp dụng tiêu chí lựa chọn kiểm tra đối với đơn vị quản lý rủi ro các cấp; đảm bảo việc áp dụng tiêu chí phải đúng trọng tâm trọng điểm, đảm bảo việc kiểm soát được các rủi ro trên địa bàn quản lý của Chi cục; phù hợp với nguồn lực thực tế và đảm bảo tạo thuận lợi thương mại, không gây khó khăn cho doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK;

Lãnh đạo Chi cục tăng cường công tác kiểm soát và ứng dụng Trung tâm chỉ huy để giám sát, kiểm tra việc thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhằm đảm bảo việc kiểm tra được thực hiện đúng, đầy đủ theo quy trình, quy định.

Tăng cường theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc phân luồng, chuyển luồng và thực hiện kiểm tra tại Chi cục. Theo dõi, kiểm tra thực hiện phân luồng, thực hiện kiểm tra trong thực hiện thủ tục hải quan; dưới các hình thức rà soát, phân tích số liệu trên hệ thống;

Triển khai hoạt động rà soát phân tích dữ liệu trong và sau khi tiến hành thủ tục hải quan để phát hiện và xử lý kịp thời các sơ hở thiếu sót, các hành vi gian lận trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.

Tám là, tiếp tục thực hiện đo thời gian giải phóng hàng, đánh giá đúng thời

gian thực tế làm thủ tục hải quan đáp ứng với lộ trình giảm thời gian thông quan như ngành Hải quan đã cam kết; tổng hợp, báo cáo những bất cập, khó khăn lên cấp trên để đưa ra các quyết sách phù hợp, điều chỉnh nếu thời gian chưa phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp cũng như tạo môi trường thông thoáng cho phát triển kinh tế đất nước.

Chín là, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đầu tư trang thiết bị CNTT hiện đại

phục vụ cho công tác quản lý, điều hành của Chi cục; triển khai tốt các dịch vụ công trực tuyến nhằm đẩy mạnh cải cách hiện đại hóa hải quan một cách toàn diện và hiệu quả.

Đề xuất một số giải pháp cụ thể tăng cường nghiệp vụ kiểm tra, giám sát hải quan

* Tuân thủ quy trình và nâng cao chất lượng kiểm tra mã số hàng hóa các

với hàng hóa xuất khẩu loại hình kinh doanh với đặc thù là hàng hóa được xuất khẩu ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, khi thực hiện KTGS, không còn hàng hóa ở trong nước để có thể trưng cầu giám định và xem xét qua chuyên gia phân tích phân loại hàng hóa mà chủ yếu là kiểm tra hồ sơ sổ sách cũng như khai báo Hải quan. Vì vậy công tác kiểm tra mã số hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu luôn là Thuế XNK, đấu tranh với các hình thức gian lận, được sự phối kết hợp của doanh nghiệp trong việc áp lại mã số hàng hóa. Chính vì vậy cần phải thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, thường xuyên liên tục cập nhật số liệu hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thông qua phần mềm Hải quan VNACCS/VCIS để đối chiếu theo dõi về nộp thuế theo mã hàng xuất khẩu của doanh nghiệp, từ đó củng cố hồ sơ, thu thập các hợp đồng của doanh nghiệp từ ngân hàng, nhà cung cấp trong nước làm cơ sở đấu tranh với các mặt hàng trọng điểm có nghi ngờ gian lận về mã số hàng hóa. Nghiệp vụ định danh mã số hàng hóa phải được tiến hành chính xác, tỷ mỷ và chế độ lưu trữ thông tin bảo đảm cho công tác KTGS có căn cứ xác đáng.

* Thực hiện tính đúng trong kiểm tra trị giá hàng hóa xuất khẩu

Để thực hiện tốt công tác kiểm tra trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng, trước hết phải nắm vững quy định của pháp luật về trị giá tính thuế và tiếp cận các kỹ thuật nghiệp vụ đấu tranh về trị giá hải quan với doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp. Trị giá tính thuế được tính trên cơ sở số lượng hàng hóa thực xuất và giá bán hàng hóa, trong đó giá bán hàng hóa được tính trên cơ sở giá giao dịch thực theo nguyên tắc thị trường.

Việc xác định giá phải vừa bảo đảm tôn trọng giá giao dịch thực vừa chống được các hành vi gian lận, trốn thuế, chuyển giá. Muốn vậy, cần phải nắm vững các quy định hiện hành như các Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn thi hành của Bộ Tài chính. Đặc biệt các kỹ thuật về đấu tranh xác định lại trị giá tính thuế như hướng dẫn tại Sổ tay trị giá hải quan của WCO.

Bên cạnh đó cần chú trọng và tích cực công tác theo dõi nắm tình hình về số lượng, trị giá tính thuế đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu có thuế suất cao làm thủ tục hải quan trên địa bàn Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị để kịp thời phát hiện các

trường hợp có gian lận về trị giá tính thuế.

* Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra. Cần phát hiện nhanh những hành vi vi phạm, trốn thuế, gian lận thương mại trong lĩnh vực KTGS để từ đó thu đúng, thu đủ cho ngân sách nhà nước. Cũng chính các cơ quan thanh tra sẽ góp phần phát hiện những sơ hở, hạn chế trong chính sách hải quan, những sai phạm của chính các cán bộ KTGS, của cơ quan Hải quan để có những xử lý kịp thời.

Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về tổ chức, cá nhân và sử dụng phân tích thông tin, đánh giá rủi ro để xác định đúng đối tượng cần thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra hiệu quả của cơ quan Hải quan và tránh phiền hà cho tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật hải quan. Thêm nữa cần áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoá đơn, kiểm tra đối chiếu hoá đơn để việc thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả cao.

Tăng cường quyền hạn cho cơ quan quản lý thu: quyền cưỡng chế, điều tra khởi tố các vụ vi phạm về pháp luật hải quan. Xây dựng và áp dụng các chế tài xử lý và cưỡng chế đối với các hành vi gian lận, chây ì... Nhưng đi đôi với nó cần thiết phải xây dựng quy trình khiếu nại nhằm bảo vệ quyền của doanh nghiệp, tránh tình trạng khi khiếu nại, phần thiệt thòi thuộc về họ.

Bên cạnh đó, những trường hợp vi phạm, trốn thuế, gian lận thương mại

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w