XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH CAO BẰNG NĂM 2015 –
2.1.2. Đặc điểm xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng
* Tỷ trọng nhập khẩu tiểu ngạch cao
- Xuất nhập khẩu tiểu ngạch, hay còn gọi cách khác là thương mại tiểu ngạch, là một hình thức thương mại quốc tế hợp pháp được tiến hành giữa nhân dân hai nước sinh sống ở các địa phương hai bên biên giới mà kim ngạch của mỗi giao dịch hàng hóa hữu hình có giá trị nhỏ theo quy định của pháp luật.
- Hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch còn có các đặc trưng như: thường (song không nhất thiết) thanh toán bằng tiền mặt không cần hợp đồng mua bán. Buôn bán tiểu ngạch tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm được thuế, tiết kiệm một số chi phí bao bì, chất lượng hàng hoá không đòi hỏi cao, thậm chí tránh được kiểm dịch về an toàn vệ sinh. Việc xác định đâu là nhập khẩu tiểu ngạch không dựa vào hình thức vận chuyển hàng hóa qua biên giới. Nhập khẩu tiểu ngạch vẫn phải chịu thuế đánh vào giá trị giao dịch, gọi là thuế nhập khẩu tiểu ngạch. Hàng hóa khi đi qua biên giới vẫn phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan thuế quan, kiểm dịch, biên giới, xuất nhập cảnh, v.v…
- Tuy nhiên, buôn bán tiểu ngạch có nhiều điểm yếu, điểm yếu nhất là bị động, không ổn định. Yếu tố không chắc chắn trong buôn bán tiểu ngạch khiến thương mại Việt - Trung rủi ro cao và cũng tác động vào các hợp đồng thương mại chính ngạch trong nước.
* Tư liệu sản xuất có kim ngạch nhập khẩu lớn
dùng. Mặc dù vậy, đây không phải là nguyên nhân chính làm nhập siêu tăng, tạo áp lực lên lạm phát. Bởi đứng về mặt giá trị, nhập khẩu rau quả, hàng tiêu dùng thường có giá trị nhỏ, có tổng kim ngạch không cao; trong khi đó, các thiết bị máy móc và vật tư, tư liệu sản xuất lại chiếm kim ngạch rất lớn trong cơ cấu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
* Dễ bị lợi dụng để buôn lậu
Do địa hình biên giới Việt Trung thường phức tạp, các hình thức mua bán, giao dịch diễn ra rất đa dạng nên hoạt động thương mại hàng hóa trên khu vực biên giới này thường khó quản lý và kiểm soát. Các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại thường xuất hiện làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh toàn tuyến, ảnh hưởng đến việc chấp hành chính sách của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, tại khu vực cửa khẩu, lợi dụng chính sách miễn thuế hàng hoá đối với cư dân biên giới của Chính phủ, việc vận chuyển hàng hoá qua cửa khẩu buôn lậu, trốn thuế diễn ra phổ biến. Đối với hàng hoá có thuế suất cao các đối tượng thường khai báo trị giá thấp hơn trị giá thực tế của hàng hoá để trốn thuế hoặc khai báo sai mã số hàng hoá để hưởng thuế suất thấp hoặc gian lận về số, trọng lượng hàng hoá khi làm thủ tục hải quan. Điều này đã làm ảnh hưởng đến hoạt động thương mại biên giới trong nhiều năm gần đây.
Do đó, công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng cũng gặp nhiều khó khăn do:
- Chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Trung Quốc được điều chỉnh siết chặt, hạn chế đối với nông hải sản và hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất, đặc biệt là hàng hoá có xuất xứ Âu - Mỹ, các lực lượng chức năng phía Trung Quốc áp dụng các biện pháp ngặt nghèo hơn về điều kiện giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, do đó ảnh hưởng lớn đến kim ngạch và số thuế thu nộp ngân sách.
- Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu không ổn định, nhất là các mặt hàng có thuế. Nguồn thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng chủ yếu từ những mặt hàng truyền thống, những mặt hàng mới phát sinh ít. Mặt khác, Phía Trung Quốc tăng cường quản lý chặt chẽ biên giới, việc trao đổi
hàng hóa qua các cửa khẩu phụ thuộc rất nhiều vào phía Trung Quốc về thời gian, địa điểm giao hàng nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có số lượng ít, quy mô nhỏ, chủ yếu làm dịch vụ, không trực tiếp xuất nhập khẩu hàng hóa, phần lớn hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tỉnh Cao Bằng là của các doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố khác.
- Cơ sở hạ tầng còn thiếu và không đồng bộ như: Kho, bãi, địa điểm kiểm tra tập trung, tập kết, sang tải hàng hóa xuất nhập khẩu còn ít; cơ sở hạ tầng trạm liên hợp ở một số cửa khẩu: bãi xe chật hẹp, xuống cấp không đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất nhập khẩu hiện tại đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý nói chung và công tác chuyên môn của Hải quan nói riêng.
- Một số địa bàn cửa khẩu điều kiện kinh tế chưa phát triển, hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu còn hạn chế; lối mở đã được công bố nhưng ít hoặc không có hoạt động xuất nhập khẩu; hoạt động bốc xếp hàng hóa chưa có tính chuyên nghiệp, chủ yếu do dân tự quản, phần nào ảnh hưởng đến việc giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp.
- Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa và hàng cấm qua biên giới còn tiềm ẩn nhiều diễn biến khó lường, tác động không tốt đến tình hình an ninh xuất nhập khẩu.
- Một số mặt công tác triển khai chưa kịp tiến độ do liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan và các bước thủ tục hành chính như công tác xây dựng cơ bản, công tác giải ngân.