Công tác kiểm tra giám sát chứng từ, thực tế hàng hóa

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng (Trang 67 - 70)

3. Phân theo trình độ ngoại ngữ 1 Tiếng Anh

2.2.1.2. Công tác kiểm tra giám sát chứng từ, thực tế hàng hóa

Hằng năm, thực hiện Kế hoạch của Tổng Cục Hải quan và tình hình thực tế tại địa bàn quản lý, Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng đã xây dựng, triển khai kế hoạch thu thập, xử lý thông tin tại đơn vị theo Quyết định số 64/QĐ-HQCB ngày 28/02/2019 trong đó trên cơ sở chỉ tiêu giao của Tổng cục Hải quan, Cục đã phân bổ chỉ tiêu thu thập thông tin doanh nghiệp, hướng dẫn chi tiết việc thu thập, xử lý thông tin đối với tổ chức cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu, hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh cho các đơn vị thuộc và trực thuộc phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị. Ban hành Quyết định số 28/QĐ-HQCB ngày 17/07/2019 về việc phân công nhiệm vụ Kế hoạch kiểm soát rủi ro trọng tâm năm 2019 tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng; Thành lập Tổ kiểm soát công tác kiểm tra về trị giá. Tiếp tục thực hiện các chuyên đề, kế hoạch về kiểm soát rủi ro theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. Các hệ thống nghiệp vụ rủi ro tại đơn vị (VCIS, RMS, QLVP14) vận hành ổn định, được quản lý, sử dụng theo qui chế hiện hành. Trên cơ sở số lượng hồ sơ thông tin doanh nghiệp được phân luồng tại Bảng 2.5 được cập nhật lên hệ thống Riskman. Đánh

giá xếp hạng Doanh nghiệp tiến hành thực hiện công tác kiểm tra, giám sát chứng từ (đối với tờ khai luồng vàng); kiểm tra giám sát thực tế hàng hóa (đối với tờ khai luồng đỏ). Qua kiểm tra tờ khai luồng vàng và luồng đỏ, nhận thấy các hành vi gian lận của doanh nghiệp ngày càng đa dạng, tinh vi, nhưng chủ yếu tập trung vào một số hành vi sau:

* Khai báo sai tên hàng, chủng loại, mã số, thuế suất hàng hóa:

- Năng lực phân loại của các doanh nghiệp phần lớn theo hướng dẫn của cán bộ hải quan, họ chỉ quan tâm đến tên của một dòng hàng nào đó trong Biểu thuế (thường là 10 số hoặc 08 số) và áp vào dòng thuế đó nếu thấy giống tên hàng nhập khẩu của mình, họ không quan tâm đến nội dung của phân nhóm 06 số và nhóm 04 số mà nó trực thuộc do đó rất nhiều trường hợp phân loại sai do đã vượt quá phạm vi phân nhóm 06 số và nhóm 04 số mà nó trực thuộc, trường hợp này doanh nghiệp không cố tình vi phạm khai sai mã số hàng hóa.

- Gian lận về chủng loại hàng hóa dẫn đến thay đổi thuế suất nhập khẩu hàng hóa: Đây là hình thức tinh vi được sử dụng nhiều nhất và đa dạng nhất hiện nay, thường được áp dụng cho những mặt hàng lưỡng tính, không xác định được chất liệu bằng mắt thường, khó xác định mã số thuế nhập khẩu; lúc này doanh nghiệp sẽ cấu kết với một số cán bộ hải quan biến chất để làm sai lệch kết quả kiểm hóa hoặc sai lệch hồ sơ để áp mã thuế nhập khẩu vào những mã số có thuế suất thuế nhập khẩu thấp hoặc bằng 0%. Tuy nhiên cũng có trường hợp lợi dụng việc miễn kiểm tra hàng hóa, chủ hàng đã khai báo sai tên hàng; khai báo tên hàng theo đúng biểu thuế xuất nhập khẩu (áp đúng mã theo tên hàng trong biểu thuế nhưng nếu xét về bản chất hàng hóa thì phải áp mã hàng khác, có thuế suất cao hơn); khai báo thiếu thông tin về hàng hóa để áp mã số hàng hóa nhập khẩu.

- Lợi dụng kẽ hở trong chính sách quản lý của Nhà nước, một số trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện, cụm linh kiện rời đồng bộ của một sản phẩm, nhập khẩu thành nhiều lô hàng khác nhau, hoặc tách ra cho nhiều doanh nghiệp nhập khẩu, sau đó không qua sản xuất mà chỉ qua lắp ráp đơn giản là thành sản phẩm hoàn chỉnh để bán, khi nhập khẩu doanh nghiệp đã khai báo mã số hàng hóa

theo từng chi tiết, linh kiện và hưởng mức thuế suất thấp tương đương với từng mã số hàng hóa (thuế suất của sản phẩm nguyên chiếc thường cao hơn thuế suất của nguyên liệu, linh kiện).

- Cục Hải quan Cao Bằng thường chịu áp lực về thời gian thông quan, do vậy không đủ khả năng phân tích, đánh giá chính xác mã số hàng hóa khai báo của doanh nghiệp. Nhiều khi việc áp mã tính thuế thường dựa theo lối mòn hoặc dựa vào khai báo của nhiều doanh nghiệp về cùng một loại hàng (nghĩa là các nơi khác chấp nhận áp mã tính thuế rồi thì dựa vào đó để thực hiện) do vậy dẫn đến sai hệ thống, thực hiện không thống nhất giữa các Chi cục Hải quan cửa khẩu. Thực hiện Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, DN không phải đăng ký định mức với cơ quan Hải quan, khi làm hồ sơ quyết toán Nhập -Xuất - Tồn, doanh nghiệp căn cứ lượng nguyên liệu tồn thực tế để điều chỉnh định mức, cân đối quyết toán cho phù hợp. Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán DN hạch toán theo trị giá nên rất khó phát hiện gian lận trong quá trình kiểm tra sau thông quan, kiểm tra tính chính xác của định mức khi doanh nghiệp không còn sản phẩm mặt hàng đã xuất khẩu.

Cục Hải quan Cao Bằng đã chủ động thu thập thông tin từ nhiều nguồn về các nhóm mặt hàng, phân tích và thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các mặt hàng có độ rủi ro cao, thực hiện kiểm tra sau thông quan có hiệu quả, số thuế truy thu lớn. Vụ việc điển hình: Năm 2016, kiểm tra đối với mặt hàng gỗ xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu (Công ty TNHH Phương Nam) các DN nhập khẩu thiết bị y tế, mặt hàng tiêu dùng có xuất xứ từ Trung Quốc, hàng hóa nhập khẩu có CO mẫu D; Phối hợp với Cục Giám sát quản lý về việc xác minh C/O mẫu E của Công ty TNHH Viễn thông An Bình…

* Vi phạm về trị giá tính thuế: Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 quy định về việc xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Ba nguyên tắc cơ bản được ghi nhận tại Điều VII Hiệp định là:

Thứ hai, không được căn cứ vào trị giá của hàng hoá được sản xuất tại nước nhập khẩu hoặc trị giá hư cấu hay áp đặt.

Thứ ba, phải là giá mà với mức giá ấy hàng hoá đó hoặc hàng hoá tương tự được bán trong kỳ kinh doanh bình thường, với các điều kiện cạnh tranh không hạn chế. Theo đó Hải quan Việt Nam bãi bỏ việc xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo bảng giá quy định để chuyển sang phương pháp xác định theo các nguyên tắc của GATT. Đây thực sự là thử thách lớn đối với cán bộ công chức hải quan nói chung và cán bộ công chức kiểm tra sau thông quan nói riêng. Bản thân việc quản lý trị giá tính thuế theo các nguyên tắc của hiệp định trị giá GATT mang tính khoa học nhưng cũng rất khó và phức tạp, trong điều kiện cụ thể của nước ta việc thực hiện lại càng khó khăn và phức tạp hơn. Doanh nghiệp đã cấu kết với nhà xuất khẩu cố tình khai báo thấp trị giá hàng nhập khẩu, có xu hướng giảm dần; khi ký kết hợp đồng ngoại thương luôn có 02 hợp đồng, một hợp đồng chính thức thì giữ lại với nhau, một hợp đồng dùng để nộp cho cơ quan hải quan phù hợp với hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói hàng hóa. Số tiền chênh lệch sẽ được thỏa thuận chuyển ngoài luồng, thường được thanh toán bằng tiền mặt. Cũng có trường hợp nếu nhập khẩu nhiều mặt hàng cùng một lúc, doanh nghiệp sẽ để giá cao với những mặt hàng có thuế suất thuế nhập khẩu thấp và giá thấp với những mặt hàng có thuế suất thuế nhập khẩu cao, tổng giá trị hợp đồng không thay đổi. Doanh nghiệp lợi dụng việc thực hiện tính thuế theo trị giá GATT, tách một phần trị giá của hợp đồng lập thành hợp đồng tư vấn và thực hiện thanh toán riêng; đương nhiên những giấy tờ này không xuất trình với cơ quan hải quan.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w