PHƯƠNG PHÁP TRỒNG, CHĂM SÓC, CẤY GHÉP MA

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 30 - 33)

CẤY GHÉP MAI

Tác giả: NGUYỄN VĂN NGHIÊM

Địa chỉ: tổ 40, thôn An Ninh, xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại: 0702679138

1. Tính mới của giải pháp

Trước đây chưa có cây mai ghép, nông dân thường trồng cây mai năm cánh truyền thống. Cách trồng của nông dân là chọn mai cánh đều, hạt già đen đem trồng dưới đất phù sa tươi xốp, mặc dù vậy nhưng cây vẫn phát triển chậm, khoảng hơn 5 năm cây mới cho ra hoa chơi Tết được. Nhược điểm của phương pháp này là hoa sáng nở tối rụng, hơn nữa cành nhánh tự nhiên rất xấu, không theo ý muốn được, thị trường cũng không ưa chuộng, giá cả rất thấp, không đem lại hiệu quả kinh tế.

Từ cây mai năm cánh kém hiệu quả, ông Nghiêm đã tìm giải pháp mới để cải tiến kỹ thuật trồng, chăm sóc, ghép cây mai. So với cây mai 5 cánh truyền thống, cây mai ghép có nhiều ưu điểm hơn: không tốn nhiều diện tích đất trồng, đa số nông dân chỉ trồng trong chậu; bông to hơn; nhiều cánh hơn; thời gian nở bông kéo dài từ 3-4 ngày; cành nhánh tự tạo theo ý muốn; thời gian cấy ghép khoảng 2 năm là chơi được. Hơn nữa thị trường rất ưa chuộng loại mai ghép, giá cả tăng cao từ 5-10 lần.

- Cách trồng: Cây mai được mua lại từ những nhà vườn về, cách xử lý ban đầu là dọn nhánh, thân, rễ gọn

gàng, cây có thế trực (suông từ gốc đến ngọn). Muốn đâm chồi theo ý của mình thì cưa sâu vào phần vỏ để ức chế nước lên mà đâm chồi ra chỗ đó.

- Chọn mai ghép: Chọn những mụt (mắt), đọt to, khỏe, không nhiễm bệnh, bông to, có nhiều cánh (từ 9-12 cánh) màu sắc đẹp hơn. Hiện nay, ông Nghiêm có thể ghép nhiều giống mai trên 1 thân cây như màu vàng, trắng, cam.

- Phương pháp ghép: ông Nghiêm sử dụng ba phương pháp:

+ Ghép mụt (còn gọi là ghép mắt): Phương pháp này rất công phu, tỉ mỉ, tỷ lệ thành công đạt khoảng 80%. Sau khi đâm chồi, tỷ lệ nhánh gãy ít, không cần cố định bằng dây. Nhược điểm là ghép rất chậm.

+ Ghép đọt: Khi cây vào chậu nhánh ra bằng chiếc đũa, có màu như vỏ cây thì tiến hành ghép đọt, không ghép cây khi nhánh còn xanh. Phương pháp này có tỷ lệ thành công đạt hơn 80%, ghép rất nhanh; nhưng tỷ lệ gãy nhánh rất nhiều, mỗi chồi ghép phải cố định bằng dây.

+ Phương pháp ghép trực tiếp vào thân chính của cây: Dùng để chữa cháy khi cây không ra nhánh theo ý mình, khi ghép phải dùng keo liền vỏ bôi vào. Phương pháp này có nhược điểm là chậm phát triển và cũng cần cố định bằng dây.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

So với cây mai tự nhiên, cây mai ghép chỉ cần đầu tư thời gian 2 năm, tốn ít diện tích đất, chi phí ít, hiệu

quả kinh tế gấp 5-10 lần. Mỗi cây mai bán được 10 triệu đồng thì chi phí khoảng 1 triệu đồng.

- Hiệu quả xã hội:

Cây mai ghép không chỉ có giá trị kinh tế cao, tạo được nhiều việc làm, giúp nông dân cải thiện được chất lượng cuộc sống; mà còn làm đẹp hơn cho mỗi gia đình, khi Tết đến Xuân về.

3. Khả năng áp dụng

Cây mai ghép rất dễ làm, mọi người đều có thể tự ghép để gia đình chơi Tết. Hiện nay, một số hộ ở địa phương đang đầu tư để làm, với quy mô lớn như hộ ông Nguyễn Ngọc Ánh, Ngô Tấn Sự, Nguyễn Hoài Dũng...

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)