THẢ XEN CANH VÀO CHÂN RUỘNG LÚA Tác giả: CAO VĂN PHƯƠNG
Địa chỉ: thôn Thạch Mỹ, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
1. Tính mới của giải pháp
Nuôi cá rô đồng và canh tác lúa theo cách lạc hậu, không khoa học nên sản lượng cá rô cũng như sản lượng lúa không cao. Nguyên nhân một phần là do giống cá rô đồng chậm phát triển, nhỏ con, thời gian kéo dài, không có cơ sở cung cấp giống; một phần do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, thuốc bảo vệ thực vật.
Sử dụng kỹ thuật thả cá rô đầu vuông vào chân ruộng lúa nằm ở vùng trũng, không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm môi trường nuôi cá rô đồng.
Ông Phương cho biết, nuôi cá rô đầu vuông trên chân ruộng lúa rất dễ vì tận dụng được các thức ăn ngoài tự nhiên sẵn có, chi phí ít và tăng thêm thu nhập cho người trồng lúa. Với kỹ thuật nuôi của ông Phương, cứ 1 ha nuôi được khoảng 4.000 con giống cá rô đầu vuông, xung quanh ruộng được bao bọc lưới có chiều cao 50 cm. Lúa trồng được 20 ngày tuổi mới bắt đầu thả cá, mỗi năm có thể nuôi 2 vụ. Sau khoảng 3-4 tháng sẽ thu hoạch, phải thu hoạch lúa trước, sau đó đào 2 rãnh trong ruộng lúa tháo cạn nước rồi thu hoạch cá. Nuôi cá rô xen canh vào chân ruộng lúa cho thu nhập cao gấp 2 lần so với trồng lúa.
2. Tính hiệu quả
- Hiệu quả kinh tế:
Tổng chi phí thực hiện mô hình trên một hécta là 18,3 triệu đồng và hiệu quả đem lại là 37,8 triệu đồng.
Có thể áp dụng cách nhân giống loại cá rô đầu vuông này ở tất cả các vùng miền, kể cả vào mùa đông.
- Hiệu quả xã hội:
Áp dụng kỹ thuật nhân giống cá rô đầu vuông thả xen canh vào chân ruộng lúa giúp góp phần giải quyết việc làm cho bà con nông dân, tăng thu nhập, làm giàu tại địa phương, mang lại lợi ích cho gia đình, được thị trường ưa chuộng, cung cấp nguồn cá có giá trị dinh dưỡng cao và lúa sạch cho người tiêu dùng.
3. Khả năng áp dụng
Đây là loại cá sinh trưởng, phát triển nhanh, lợi nhuận mang lại ổn định và chi phí thức ăn ít tốn kém, có thể áp dụng trên quy mô rộng ở các địa phương, mở ra cơ hội cho nông dân làm giàu.