MÔ HÌNH CHĂN NUÔI TỔNG HỢP KHÉP KÍN (VAC) KHÔNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 84 - 86)

KHÔNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Tác giả: NGUYỄN THÁI SƠN

Địa chỉ: thôn Gò Mè, xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

1. Tính mới của giải pháp

Tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay ngày càng tăng, nhất là ở nông thôn, rác thải sinh hoạt trong chăn nuôi hoặc các công ty, xí nghiệp xả thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây ảnh hưởng đến không khí và môi trường sống. Từ đó gia đình và bản thân ông Sơn đã có ý tưởng xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp khép kín (VAC) để không xả thải ra môi trường thiên nhiên, không ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong khu dân cư.

Để giảm bớt tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cũng như rác thải sinh hoạt phải biết kết hợp như mô hình chăn nuôi tổng hợp khép kín, đó là tận dụng không gian và đất nuôi trồng thủy sản; tận dụng được thức ăn thừa hoặc rơi vãi và phân thải ra của vật nuôi trên cao (chim, gà, vịt...) là nguồn thức ăn cho vật nuôi dưới ao (cá...). Nhờ sự kết hợp đó, vật nuôi trên ao khỏe mạnh mau lớn, vì hơi nước bốc lên làm điều hòa nhiệt độ khi thời tiết nắng nóng, vật nuôi trong ao có nguồn thức ăn dồi dào.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

Thứ nhất, giảm công thu dọn và chăm sóc từ 5-10

công/tháng.

Thứ hai, giảm chi phí mua thức ăn cho cá từ 500

nghìn - 1 triệu đồng/tháng.

Sau khi trừ chi phí còn lãi 150-200 triệu đồng/năm.

- Hiệu quả xã hội:

Thứ nhất, vật nuôi phát triển đều, mau lớn, ít dịch

bệnh, quản lý dễ dàng, thuận tiện trong khâu chăm sóc.

Thứ hai, giảm thiểu việc xả chất thải chăn nuôi ra

môi trường.

Thứ ba, bảo đảm tiết kiệm diện tích chăn nuôi,

trồng trọt, xoay vòng thức ăn trong chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả (thức ăn rơi vãi, phân chim, gà, vịt có thể làm phân bón cho cây trồng và làm thức ăn cho cá, lươn...).

3. Khả năng áp dụng

Áp dụng mô hình chăn nuôi này có những kết quả khả quan, đem lại nguồn thu ổn định cho gia đình kinh tế phát triển và đáp ứng nhu cầu về gia cầm, thủy sản, ít gây ô nhiễm môi trường.

Hằng năm, thu nhập cho chăn nuôi từ mô hình tổng hợp này của gia đình ông Sơn là 150-200 triệu đồng trở lên.

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)