HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG NUÔI GÀ KHỔNG LỒ (GÀ BRAHMA)

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 52 - 54)

(GÀ BRAHMA)

Tác giả: PHẠM VĂN BI và NGUYỄN VĂN CHẤN Địa chỉ: Hội Nông dân xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

Điện thoại: 0987237165

1. Tính mới của giải pháp

Qua nhiều năm nuôi nhiều giống gà khác nhau, các tác giả nhận thấy nuôi gà Brahma có hiệu quả kinh tế cao nhất.

Giống gà khổng lồ Brahma có thể thích nghi với thời tiết khắc nghiệt, sức đề kháng cao, ít bệnh tật với vóc dáng thẳng đứng, oai vệ và có đầu to, chân mạnh mẽ, bộ lông phủ đầy đến móng. Trong khi đó các giống gà cảnh, gà công nghiệp,... giá thường thấp, không tiêu thụ được hoặc tỷ lệ dịch bệnh cao, dễ lây nhiễm. Riêng gà Đông Tảo giá trị kinh tế rất cao nhưng để tạo giống gà tỷ lệ đạt thuần chủng chân to, lông nhiều, lớn con chỉ đạt khoảng 8%; còn lại thì cũng giống như gà ta.

Giống gà Brahma sinh sản khoảng 70-90 trứng/năm, gà đẻ khoảng 10-20 trứng thì gà mái sẽ ấp trứng. Sau 21 ngày trứng nở, gà mẹ nuôi con từ 45-60 ngày sau thì gà mái mới đến chu kỳ sinh sản. Nếu nuôi theo cách truyền thống, chu kỳ sinh sản mất từ 3-4 tháng, mỗi năm gà mái sinh sản khoảng 3-4 đợt chỉ đạt từ 70-90 trứng/năm, hiệu quả không cao. Kinh nghiệm trong nuôi gà Brahma của các tác giả là không để gà tự ấp trứng

mà chỉ để lại 1 quả cho gà ấp khống (ấp giả), khoảng từ 5-10 ngày sau thì chúng tiếp tục chu kỳ sinh sản. Tỷ lệ hao hụt sau khi ấp là 20%. Mỗi con gà Brahma đẻ khoảng 120-150 trứng/năm.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

Đây là giống gà dễ nuôi, ít bệnh tật, nhanh lớn, đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn, nếu chăm sóc và chăn nuôi đúng cách sẽ đem lại lợi nhuận cao. Mô hình nuôi gà Brahma của ông Bi và ông Chấn với chi phí khoảng 129 triệu đồng, có thể mang lại mức lãi trung bình hằng năm là 352 triệu đồng.

- Hiệu quả xã hội:

Áp dụng mô hình sẽ giải quyết được vấn đề việc làm cho các lao động nhàn rỗi. Nuôi gà không sử dụng nhiều thuốc hóa học nên không gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm môi trường sống trong lành của nông dân lao động.

3. Khả năng áp dụng

Giải pháp nuôi gà Brahma có thể áp dụng cả quy mô nhỏ và lớn, phù hợp với cả những người chỉ nuôi vào những thời điểm rảnh rỗi. Chuồng trại để nuôi gà không tốn nhiều diện tích, dễ xây dựng, không tốn kém, vận dụng tốt cho môi trường khép kín. Người nông dân ai cũng có thể học tập và áp dụng.

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)