CẢI TIẾN ĐÁNH BẮT TÔM HÙM CON Tác giả: PHAN VĂN TÙNG

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 72 - 74)

Tác giả: PHAN VĂN TÙNG

Địa chỉ: xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa Điện thoại: 0915821278

1. Tính mới của giải pháp

Gia đình ông Tùng đã cải tiến kỹ thuật nhử bắt tôm hùm con bằng phương pháp thả chà (bầu) tận dụng lưới trù mùng không còn sử dụng được. Sau khi mua lại lưới mùng theo giá phế liệu, thì gia công theo từng bó khoảng 1 kg, dài 1 m. Gỗ tròn cây bạch đàn được gia công thành từng đoạn khoảng 1 m, khoan lỗ xung quanh thân cây. Đầu tư 1 thùng chai, dầm (chèo). Chi phí cho đánh bắt tôm hùm con trọn gói từ 10-15 triệu đồng, chỉ cần 1 lao động là sử dụng được.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

Trên thị trường hiện nay, giá tôm hùm to từ 180 nghìn đồng/con đến 260 nghìn đồng/con loại tôm hùm sao; tôm hùm xanh giá 40 nghìn đồng - 80 nghìn đồng/con. Nhờ vào phương pháp này mà 1 lao động đã thu nhập được bình quân từ 10 triệu - 15 triệu đồng/tháng. Do chi phí đầu tư thấp nên đa số ngư dân nghèo đều có thể đầu tư kinh phí để áp dụng phương pháp đánh bắt tôm hùm con của ông Tùng, mang hiệu quả kinh tế cao. Một năm, lao động đánh bắt tôm hùm con được 9 tháng trừ 3 tháng biển động.

- Hiệu quả xã hội:

Phương pháp đánh bắt tôm hùm con bằng trù mùng và gỗ bạch đàn khoan lỗ, tận dụng trù mùng hư hỏng, gỗ bạch đàn hiện tại có ở địa phương dễ làm, ít vốn, không phải tốn nhiều công lao động so với việc đánh bắt tôm hùm theo phương pháp khác. Từ đó, thu hút được nhiều hộ ngư dân tham gia đánh bắt tôm hùm con.

3. Khả năng áp dụng

Nguồn vốn ít, dễ đầu tư, phương thức đánh bắt đơn giản, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, được người dân ứng dụng thực hiện thành công rộng rãi ở các khu vực miền biển.

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)