CẢI TIẾN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỐNG NHÃN CHÍN MUỘN

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 39 - 41)

GIỐNG NHÃN CHÍN MUỘN

Tác giả: NGUYỄN VĂN THẾ

Địa chỉ: thôn An Cảnh, xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

1. Tính mới của giải pháp

Trồng nhãn theo phương thức truyền thống, vốn chủ yếu là các cây cổ thụ, tán cao, to nhưng cho sản lượng, chất lượng thấp. Phương thức mới là trồng hàng loạt cây nhãn mới, tán thấp, cho thu hoạch ổn định, dễ chăm sóc, dễ thu hoạch, cho sản lượng cao hơn nhiều so với giống nhãn trồng theo phương thức truyền thống trên cùng một diện tích.

Anh Thế đã lai tạo những ưu điểm nổi trội của các giống nhãn quý với nhau, tạo thành một loại nhãn đặc biệt, mẫu mã đẹp, năng suất cao, chất lượng tốt, hàm lượng đường và độ ngọt đạt, vượt tiêu chuẩn đề ra.

Giải pháp góp phần tăng năng suất, chất lượng sản lượng nhãn chín muộn.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

Giá thành sản phẩm nhãn chín muộn khi bán buôn tại vườn cao gấp 2-2,5 lần so với trước đây do mẫu mã và chất lượng được nâng cao (từ 10-15 nghìn đồng đến 20-25 nghìn đồng).

Áp dụng phương pháp lai tạo mới đã rút ngắn thời gian cho thu hoạch nên năng suất, sản lượng nhãn thu hoạch cao cấp 2-3 lần so với trước đây.

- Hiệu quả xã hội:

Triển khai giải pháp này giúp các hộ dân trồng nhãn sử dụng thuốc đúng quy cách, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu sang nước ngoài.

3. Khả năng áp dụng

Giải pháp này dễ dàng triển khai, không đòi hỏi nhiều kinh phí, kỹ thuật nên các hộ dân đều có thể áp dụng tại vườn.

Giải pháp này rất phù hợp với người dân vốn có tinh thần cần cù, chịu khó, khéo tay, không đòi hỏi nhiều sức khỏe.

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)