CẢI TIẾN KỸ THUẬT CẤY GHÉP CÂY MAI CẢNH Tác giả: PHẠM VĂN ĐÔNG

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 33 - 35)

Tác giả: PHẠM VĂN ĐÔNG

Địa chỉ: phường Phước Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

1. Tính mới của giải pháp

Cây hoa mai truyền thống là cây hoa được bà con nông dân trồng ngoài vườn hoặc tự mọc cành nhánh thưa, trổ ít hoa, hoa nhỏ, khó vận chuyển và chăm sóc, giá trị kinh tế thấp.

Nếu đưa những cây hoa mai ngoài vườn từ 5 năm tuổi đến vài chục năm tuổi vào chậu, dùng kỹ thuật cấy ghép lai những giống hoa mai vào trong chậu sẽ cho hoa nhiều và to, hoa lâu tàn, cành, nhánh dày và nhiều hơn, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Giải pháp này dễ chăm sóc, dễ vận chuyển, tạo được dáng đẹp theo ý muốn của người tiêu dùng.

Theo ông Đông, đối với cây mai, việc chăm sóc cần được theo dõi chặt chẽ. Cây ngoài vườn muốn đưa vào chậu phải chọn thời tiết ấm áp, lá bắn đọt non; khi ghép cũng phải đợi cho mai đủ 3 tầng lá, lá già rụng xuống, rễ phát triển ổn định mới tiến hành ghép. Sau khi ghép, cần theo dõi chặt chẽ việc xử lý thuốc, sâu bệnh, bảo đảm cho cây phục hồi nhanh, bởi giai đoạn này các quá trình sinh lý của cây diễn ra chậm, yếu, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

Giải pháp này chuyển đổi được những cây hoa mai giá trị kinh tế thấp thành những cây hoa mai có giá trị kinh tế cao, đem lại thu nhập cao. Một cây mai sau khi ghép có lợi nhuận gấp 5 lần so với cây mai bình thường.

- Hiệu quả xã hội:

Kỹ thuật cấy ghép cây mai cảnh không chỉ đem lại việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động mà còn cung cấp cho thị trường những cây hoa mai ghép với dáng đẹp và bề thế, quý phái.

3. Khả năng áp dụng

Kỹ thuật này có thể được sử dụng cho tất cả người yêu hoa trên khắp đất nước và các cơ quan, công sở có những khu công viên, vườn hoa, hay những điểm du lịch ở khắp ba miền.

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)