XỬ LÝ THỨC ĂN THỪA TRONG NUÔI TÔM HÙM LỒNG

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 74 - 76)

TRONG NUÔI TÔM HÙM LỒNG Tác giả: NGUYỄN THÀNH VINH

Địa chỉ: xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

1. Tính mới của giải pháp

Trước tình trạng thức ăn cho tôm hùm dư thừa, rác thải từ việc nuôi tôm hùm lồng diễn ra ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng đối với môi trường biển, ông Vinh đã vận động thành lập 16 tổ tự quản nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường với 295 thành viên. Các tổ đã lắp đặt 4 bè trên biển để tập trung rác thải. Sau đó thuê ghe vận chuyển vào bờ và chuyển đến nơi tập kết rác để xử lý (kinh phí vận chuyển do các tổ tự đóng góp).

Với giải pháp này, môi trường biển ngày càng được cải thiện, bảo đảm sức khỏe của tôm và giúp người nông dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

Một là, giải quyết được 4 lao động hàng ngày, tăng

thu nhập cho gia đình.

Hai là, tiết kiệm chi phí nhiên liệu cho hơn 100 bè:

không phải vận chuyển rác thải vào bờ.

Ba là, môi trường biển ngày càng trong sạch, từ đó

giảm tình hình bệnh dịch ở tôm, rút ngắn thời gian thu hoạch, kinh tế địa phương ngày càng phát triển mạnh.

- Hiệu quả xã hội:

Một là, giải quyết rác thải giúp cho môi trường

xanh, sạch, đẹp, không gây ô nhiễm, không làm ảnh hưởng xấu đến việc nuôi trồng thủy, hải sản, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Hai là, giải quyết được vấn đề việc làm cho các lao

động nhàn rỗi.

3. Khả năng áp dụng

Giải pháp này có khả năng áp dụng rộng rãi ở những địa phương có khu vực, vịnh đầm nuôi tôm hùm lồng. Bà con nông dân đều có thể học tập và áp dụng.

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)