XỬ LÝ RA HOA ĐẬU QUẢ KHÔNG ĐÀO RỄ TRÊN CÂY CAM ĐƯỜNG CANH

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 41 - 44)

TRÊN CÂY CAM ĐƯỜNG CANH Tác giả: BÙI ĐỨC LONG

Địa chỉ: phố Kép, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

1. Tính mới của giải pháp

Trong quá trình trồng cây cam, việc xử lý đào rễ quanh gốc cam là bắt buộc. Tuy nhiên, có thể áp dụng phương pháp mới vẫn đem lại hiệu quả kinh tế, đó là phương pháp dùng phân kali phối hợp khoanh cành.

Giải pháp này dựa trên đặc tính sinh trưởng riêng biệt của cây cam đường canh, điều kiện cần và đủ để cây cam có thể ra hoa, kết trái là phải làm cho suy yếu một thời gian nhất định để cây phân hoá mầm hoa.

Từ kinh nghiệm thực tiễn, năm 2010, ông Long đã nghiên cứu và thí nghiệm phương pháp xử lý ra hoa đậu quả không đào rễ trên cây cam đường Canh. Với phương pháp này, chủ vườn không cần đào rễ mà dùng phân kali phối hợp với khoanh cành.

Lúc đầu, ông Long thí điểm trên 20 gốc. Cuối tháng 11 âm lịch hằng năm, khi cây bung gần hết lộc non, ông dùng kali sunfat pha theo nồng độ 0,1 kg với 20 lít nước phun ướt đều trên bề mặt lá.

Sau khoảng 7-10 ngày, tiến hành tưới kali clorua dưới gốc theo tỷ lệ 0,2 kg hòa với 8 lít nước/1 m đường kính tán lá, tưới đều từ tán cây trở vào gốc. Sau 10 ngày tưới, lá cây chuyển từ màu xanh sang vàng nhẹ thì dùng

dao mỏng tiện một vòng cách gốc 0,3-0,4 m để cây suy yếu tạm thời, giúp cây tích tụ dinh dưỡng và kích thích ra hoa. Từ 15-20 ngày sau khi cây phân hóa mầm hoa thì phun kích thích ra hoa theo khuyến cáo. Sau khi hoa nở bung hết khoảng 1 tuần thì tiện gốc lần hai, nếu cây yếu thì để lại 1-2 cm vỏ. Kết quả, cả 20 cây cam đều sai quả. Vụ cam năm 2011, ông Long đã mạnh dạn áp dụng phương pháp này trên 1.000 cây. Đến nay, ông Long đã áp dụng cho cả 5 ha với 10.000 gốc cam.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

So sánh giữa phương pháp mới và phương pháp truyền thống cho thấy năng suất, chất lượng hiệu quả tăng lên và tỷ lệ cây cam mắc bệnh rất ít, không ảnh hưởng tới môi trường, dễ áp dụng, giảm đáng kể chi phí thuê nhân công, ước tính tăng thêm thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Việc áp dụng phương pháp xử lý ra hoa đậu quả không đào rễ trên cây cam Canh đã giảm được gần 70 triệu đồng tiền nhân công/5 ha cam. Cây cam ra hoa nhiều hơn, tỷ lệ đậu quả đạt cao hơn. Trong khi đó, cây lại ít mắc bệnh, năng suất tăng, mã quả đẹp, giảm tỷ lệ quả nứt nên tiêu thụ thuận lợi. Đồng thời, người trồng cam chủ động được thời gian thu hoạch, do vậy có lợi về giá bán.

- Hiệu quả xã hội:

Phương pháp này đã đem lại một cách làm mới cho nông dân, đáp ứng được nhiều sản phẩm cho thị trường, tăng khối lượng xuất khẩu.

3. Khả năng áp dụng

Phương pháp này không khó nên có thể nhân rộng ra toàn huyện, nếu được áp dụng trên diện rộng sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho nông dân.

Theo Hội Nông dân huyện Lục Ngạn, biện pháp chăm sóc cam Canh của ông Long là hướng đi mới, cho hiệu quả cao. Hội Nông dân huyện Lục Ngạn đang phối hợp với ông Long triển khai nhân rộng ở một số xã và nhận được phản hồi tốt từ các hộ.

Giải pháp này đã giúp ông Long được biết đến là tỷ phú trồng cam của huyện Lục Ngạn và là 01 trong 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2016.

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)