CẢI TIẾN KỸ THUẬT NUÔI TRĂN THỊT THƯƠNG PHẨM

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 65 - 68)

THƯƠNG PHẨM

Tác giả: VÕ NGỌC ÂN

Địa chỉ: 83/34 Trần Phú, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

1. Tính mới của giải pháp

Nghiên cứu những đặc tính của trăn ở ngoài môi trường tự nhiên, ông Võ Ngọc Ân đã sáng tạo ra cách nuôi trăn cải tiến trong nhà từ những vật liệu như gỗ, phi nhựa và lưới sắt làm thành từng chuồng nhỏ, để quản lý cho ăn, chăm sóc, theo dõi hợp lý. Nhờ vậy đã giảm được chi phí không cần thiết, rút ngắn thời gian trưởng thành của trăn khi thu hoạch, bán ra thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ban đầu, ông Ân chỉ mua 2 con trăn giống với giá 600 nghìn đồng về tự thiết kế chuồng trại rồi học cách chăm sóc qua các tài liệu, sách báo.Ông Ân dần phát hiện ra những điểm hạn chế trong kỹ thuật chăm sóc của mình như: việc nuôi nhiều con trong cùng một chuồng khiến cho trăn chậm phát triển do tranh giành thức ăn của nhau; chuồng nuôi nhiều, cho ăn đại trà không kiểm soát được thời gian cung cấp thức ăn cho mỗi con; nuôi lồng lưới bằng sắt gặp hơi mặn của nước biển nên nhanh bị gỉ sét khiến da trăn bị trầy xước, ảnh hưởng đến chất lượng khi xuất bán.

Các vấn đề này dần dần được ông Ân khắc phục bằng cách phân ra mỗi con một chuồng nuôi khác nhau

và ghi chép cụ thể ngày tháng cho ăn của chuồng đó. Ông cũng thay chuồng làm bằng lưới sắt bằng các phuy nhựa hình vòm có khoét lỗ, bên dưới lót ván gỗ vừa có tuổi thọ cao vừa bảo đảm da trăn không bị trầy xước. Đến nay, ông Ân vẫn đang áp dụng những biện pháp này và rất hiệu quả.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

Nuôi trăn thịt đạt hiệu quả kinh tế cao, ít hao hụt, dễ quản lý, thu hoạch thuận lợi, đúng thời gian, tránh được dịch bệnh thiên tai. Cách làm chuồng đơn giản gọn nhẹ, chỉ chiếm một phần diện tích nhỏ trong nhà, ít tốn công, vật liệu và thức ăn có sẵn tại địa phương, giá trăn giống tương đối phù hợp, chi phí mua vật liệu làm chuồng rất thấp, có thể tận dụng các thanh gỗ, phi lưới cũ bằng nhựa, sắt. Thức ăn chủ yếu là chuột sống hoặc xác các động vật chết như gà, vịt... Trong việc quản lý trông coi, cho ăn, chăm sóc chỉ một người là có thể làm được, cách quản lý gọn nhẹ.

Áp dụng kỹ thuật này cung cấp cho thị trường những sản phẩm có giá trị, chất lượng trong y học, cũng như đời sống hằng ngày.

- Hiệu quả xã hội:

Kỹ thuật nuôi trăn thịt thương phẩm không gây ô nhiễm môi trường, góp phần tiêu diệt chuột gây hại đồ dùng trong nhà và làm sạch môi trường.

Mô hình này có thể nhân rộng ở khắp nơi, kể cả những hộ không có đất trống để nuôi, và rất thuận lợi

cho những cá nhân, tổ chức có đất trống để phát triển mô hình theo quy mô rộng lớn, giải quyết việc làm cho lao động dư thừa.

3. Khả năng áp dụng

Nếu nắm bắt thuần thục kỹ thuật nuôi, thì sẽ không tốn nhiều công sức cho việc chăm sóc, cho ăn; thời gian nuôi ngắn 12 tháng/vụ.

Suốt gần 10 năm qua, mỗi năm gia đình ông Ân thu nhập gần 100 triệu đồng từ nuôi trăn.

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)