NUÔI LƯƠN SẠCH KHÔNG BÙN Tác giả: TRẦN NHƯ HỔ

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 49 - 52)

Tác giả: TRẦN NHƯ HỔ

Địa chỉ: số 64 Trần Phú, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại: 076773848

1. Tính mới của giải pháp

Đây là mô hình phù hợp với quy mô gia đình và địa phương; đồng thời mang lại lợi ích kinh tế ổn định. Mô hình ứng dụng được trong điều kiện tốc độ đô thị hóa nhanh, nông dân không còn nhiều đất để sản xuất hiện nay; vì nuôi lươn không bùn không cần nhiều diện tích, mật độ nuôi có thể thả dày, thị trường tiêu thụ ổn định.

Chính vì vậy để tăng hiệu quả kinh tế và không ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường cần phải cải tiến hồ và kỹ thuật nuôi, tăng thời gian sử dụng, tăng mật độ nuôi, xử lý được nguồn nước thải.

Cách xây hồ:

Mỗi hồ nuôi có diện tích khoảng 10 m2, rộng 2,8 m, dài 3,6 m. Hồ được xây bằng gạch, móng hồ làm bằng đá chẻ, hồ được trám xi măng và lát gạch men. Thành hồ cao 80 cm tính từ đáy để lươn không phóng ra ngoài (lươn có thể phóng cao bằng chiều dài của thân chúng), ốp gạch men cao 40 cm từ đáy lên để lươn trườn không bị trầy xước da. Nền hồ có độ nghiêng về một phía khoảng 50 để dễ thoát nước.

Giữa hồ đặt 4 lớp vỉ chồng lên nhau, lớp nọ cách lớp kia 10 cm sao cho khi chồng 4 lớp vỉ lên nhau có chiều

cao 35-40 cm và các lớp vỉ cách thành hồ 60 cm để dễ vệ sinh hồ. Lớp vỉ trên cùng là nơi để thức ăn cho lươn. Vỉ làm bằng cây hóp (đường kính cây khoảng 1,5-2 cm), róc sạch mắt, dùng dây nhựa cột cây nọ cách cây kia 5 cm, riêng lớp trên cùng cột cây nọ cách cây kia 10 cm và phủ lên trên một lớp lưới để thức ăn không rơi xuống đáy hồ.

Mực nước duy trì trong hồ khoảng 40 cm, lưu ý ống cấp nước phải đặt cao hơn mực nước để lươn không chui ra ngoài. Phía trên hồ che lưới Thái Lan hoặc che bạt để làm mát nước, che bớt ánh sáng vì lươn thích bóng tối; đặc biệt lưu ý không cho nước mưa thấm làm ảnh hưởng đến lươn. Mật độ thả nuôi 350-400 con/m2. Nước thải từ hồ nuôi lươn có thể xả ra ao và tận dụng nuôi cá trê để cá ăn phần thức ăn thừa của lươn.

Kỹ thuật nuôi: Cách chăm sóc lươn cũng không tốn

nhiều thời gian và công sức, mỗi ngày chỉ cần cho ăn một lần vào buổi sáng sớm hay chiều tối, thức ăn cho lươn là các loại cá tươi trộn với cám, tỷ lệ 7:3 được xay nhuyễn rồi vón thành cục đặt trên vỉ. Nguồn nước nuôi lươn yêu cầu phải sạch, độ pH từ 5,8-6,2; mỗi lần sau khi cho lươn ăn từ 2-3 tiếng là phải thay nước. Nhiệt độ để lươn phát triển từ 22-270C. Với lươn có trọng lượng 20 con/kg, từ khi nuôi đến khi thu hoạch khoảng 4-5 tháng.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

Mô hình nuôi lươn sạch không bùn tiết kiệm được nhiều chi phí, dễ quản lý số lượng và dịch bệnh của lươn hơn so với cách nuôi có bùn.

Bước đầu mô hình đạt hiệu quả kinh tế khá ổn định, tranh thủ được thời gian lao động nhàn rỗi tạo được việc làm, tăng thêm thu nhập với diện tích đất rất hạn chế hiện nay của địa phương. Đồng thời mô hình mở ra một hướng chăn nuôi mới cho người nông dân, tạo ra sản phẩm sạch và giàu dinh dưỡng.

Qua so sánh giá thành xây hồ ốp men không quá cao nhưng thời gian sử dụng lâu hơn gấp 8-10 lần.

Nuôi lươn sạch không bùn trong hồ ốp men nuôi được với mật độ cao hơn tạo ra nhiều sản phẩm gấp 3-5 lần trên cùng một diện tích (mô hình cũ mật độ 80 con - 100 con/m2, mô hình mới 350 con - 400 con/m2).

Mô hình nuôi lươn sạch không bùn trong hồ ốp men là mô hình đầu tiên tại Khánh Hòa.

Một năm có thể nuôi liên tục nhiều lứa không theo thời vụ.

- Hiệu quả xã hội:

Áp dụng mô hình nuôi lươn sạch không bùn không ảnh hưởng đến môi trường vì đã có hồ xử lý chất thải.

3. Khả năng áp dụng

Tùy theo khả năng và diện tích đất, các hộ gia đình có thể nuôi 1 hồ hay nhiều hồ.

Hồ ốp men có thể sử dụng lâu dài, dễ và không tốn nhiều thời gian vệ sinh hồ nuôi.

Với thị trường tiêu thụ rất lớn, đầu ra ổn định, mô hình nuôi lươn sạch không bùn có thể áp dụng được cho nhiều hộ gia đình (hiện đại sản phẩm lươn phải nhập từ Thành phố Hồ Chí Minh, lươn ngoài tự nhiên còn rất ít).

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)