CẢI TIẾN KỸ THUẬT VỖ BÉO BÒ THỊT Tác giả: HỒ NGỌC THỦ

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 61 - 65)

Tác giả: HỒ NGỌC THỦ

Địa chỉ: thôn Bình Lộc 2, xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại: 0393752780

1. Tính mới của giải pháp

Từ thực tế chăn nuôi bò của bản thân và gia đình, anh Thủ đã rút ra kinh nghiệm để nuôi bò thịt đạt hiệu quả, đầu tiên là việc chọn bò vỗ béo.

- Cách chọn bò vỗ béo:

Đây là yếu tố quan trọng và quyết định đến lợi nhuận. Bò gầy sẽ mang lại giá trị cao hơn, khả năng tăng trọng cao hơn bò mập.

Chọn những giống bò lai Brahman, Red Shindhi... khả năng tăng trọng nhanh. Hạn chế chọn bò giống Việt Nam.

Chọn bò có khung xương to, mông, vai nở, bẹ đuôi to, cao dài, lông mượt không bị bệnh về ký sinh trùng.

Chọn bò dày ăn, thể hiện qua cái đầu, mồm to. Răng có từ 2-3 đôi trở lên.

Phân phải đặc, mượt chứng tỏ bò không bị bệnh về đường ruột, không bệnh liệt dạ cỏ, rối loạn tiêu hóa. Bò ăn uống, nhai lại bình thường. Mũi bò phải ướt.

Nên vỗ béo bò đực vì bò đực mang lại giá trị kinh tế cao hơn bò cái, nếu vỗ béo bò cái là để bán giống.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng: Là giai đoạn giúp bò tăng

trọng về khối lượng lẫn chất lượng thịt. Thời gian nuôi ngắn thì lợi nhuận mang lại càng cao.

Trước khi vỗ béo bò phải tẩy giun, sán lá gan, ký sinh trùng, cho uống men tiêu hóa.

Thức ăn trong giai đoạn vỗ béo bò, gồm: thức ăn hỗn hợp (cám gạo, bột bắp, urê, premix...) và thức ăn thô (cỏ, rơm...).

Thức ăn hỗn hợp được phối trộn theo công thức sau: bột mỳ 20 kg, cám gạo 40 kg, bột bắp 30 kg, bột tôm 6 kg, premix khoáng 1 kg, muối ăn 1 kg, urê 2 kg. Tổng 100 kg (giá 628.000 đồng).

Cách phối trộn: Trước tiên trộn đều urê + muối + bột tôm + premix khoáng được hỗn hợp A. Sau đó trộn đều bột mỳ + bột bắp + cám gạo được hỗn hợp B. Cuối cùng trộn lẫn hỗn hợp A và hỗn hợp B được hỗn hợp hoàn chỉnh.

Mục đích của việc phối trộn giúp các thành phần được trộn đều, làm cho bò dễ hấp thu và tăng trọng nhanh.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thức ăn hỗn hợp nhưng giá rất cao: bao 25 kg giá khoảng 280.000 đồng/bao, 100 kg có giá 1.120.000 đồng. So với 100 kg tự phối trộn thì tiết kiệm được 492.000 đồng. Mặt khác thức ăn hỗn hợp trộn sẵn bán trên thị trường này làm bò nhiều mỡ, ảnh hưởng đến chất lượng thịt.

Cách cho bò ăn:

So với những trang trại lớn hoặc những hộ vỗ béo bò khác, họ sử dụng cỏ riêng, thức ăn tinh riêng. Riêng tác giả sử dụng cỏ đã xay trộn đều với thức ăn đã được phối trộn cho ăn một lần.

Cỏ sau khi được xay đem đổ vào máng cho bò, sau đó lấy hỗn hợp thức ăn đã được phối trộn rắc lên rồi trộn đều, khi đó ta được một hỗn hợp mới vừa có cỏ vừa có thức ăn hỗn hợp.

Tùy theo trọng lượng của bò, số lượng bò nhốt chung mà cho khối lượng thức ăn khác nhau.

Ưu điểm của giải pháp:

Một là, bò ít mỡ, thịt săn chắc, thơm ngon hơn. Hai là, khả năng tăng trọng nhanh (khả năng hấp

thu cao).

Ba là, ít tốn công chăm sóc.

Bốn là, khi sử dụng cỏ xay tiết kiệm được 1 vựa cỏ

rất lớn (trước kia 1 ha chỉ nuôi được 25 con, sau khi sử dụng máy xay 1 ha nuôi được 70 con).

Năm là, tiết kiệm được chi phí khi tận dụng thức ăn

ở địa phương như rơm, rạ, cám gạo...

Sáu là, có thể sử dụng thức ăn phối trộn với cỏ, đem

ủ chua vi sinh vào mùa khan hiếm.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

Chi phí cho 1 con bò vỗ béo 3 tháng là 2 triệu đồng. Tiền cỏ bằng tiền phân bò bán được. Sau 3 tháng, con đực bán ra, trừ chi phí còn lãi 8 triệu đồng. Một trang trại có gần 20 con bò vỗ béo, 1 năm lãi khoảng 200 triệu đồng.

- Hiệu quả xã hội:

Trung bình 1 người có thể chăm sóc cho 2 con bò. Thời gian nuôi ngắn song đồng vốn nhanh, ít rủi ro.

Từ đó, người dân có thể tranh thủ làm những công việc khác để kiếm thêm thu nhập, tiết kiệm nguồn nhân lực.

3. Khả năng áp dụng

Giải pháp được ứng dụng từ năm 2011, áp dụng đại trà cho 8 hộ nông dân ở khu vực thôn Bình Lộc 2, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân tăng thu nhập, ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo.

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)