KỸ THUẬT NUÔI ỐC HƯƠNG KẾT HỢP VỚI HẢI SÂM

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 76 - 78)

KẾT HỢP VỚI HẢI SÂM Tác giả: ĐẶNG VĂN HOẠT và TRẦN KỲ HẢI

Địa chỉ: xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

1. Tính mới của giải pháp

Công nghệ nuôi thủy sản từ trước đến nay chủ yếu là nuôi đơn loài, nuôi thâm canh, các chất thải từ hoạt động nuôi thủy sản vẫn chưa quản lý được.

Nuôi kết hợp ốc hương với hải sâm sẽ thông qua quá trình lọc nước của hải sâm, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Hai vật nuôi này hỗ trợ cho nhau nên hầu như không có nhược điểm gì, vì hải sâm ăn vi sinh vật và bùn đất trong ao có tác dụng làm vệ sinh đáy ao, giảm tình trạng ô nhiễm cho ao đìa nuôi, hỗ trợ cho quá trình nuôi ốc hương tránh được dịch bệnh xảy ra. Hơn nữa, khi nuôi hải sâm trong các vùng nuôi ốc hương thì tốc độ sinh trưởng của hải sâm nhanh hơn so với các vùng nuôi khác, vì thức ăn dư thừa của ốc hương là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho hải sâm.

2. Tính hiệu quả

Mô hình có nhiều tiến bộ và ưu điểm:

Thứ nhất, tăng thu nhập từ 55-60 triệu đồng so với

chỉ nuôi ốc hương trên cùng đơn vị diện tích.

Thứ hai, có thể nuôi ở đìa, ao gần biển, nên chủ

Thứ ba, con giống dễ mua.

Thứ tư, sản phẩm dễ tiêu thụ, thích nghi với thị trường. Thứ năm, giải quyết vấn đề việc làm thường xuyên

cho lao động địa phương, cứ 5.000 m2 nuôi sử dụng 2 lao động.

Thứ sáu, tỷ lệ rủi ro thấp.

Thứ bảy, không sử dụng hóa chất.

3. Khả năng áp dụng

Sau khi thử nghiệm mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, tác giả đã truyền đạt, tư vấn cho 04 hộ dân áp dụng thực hiện mô hình. Nhìn chung, sản xuất của 04 hộ này ngày càng phát triển và nhân ra diện rộng, vụ hè thu năm 2014 có 05 hộ sản xuất áp dụng giải pháp này và đều mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đây cũng là một trong những giải pháp tăng thêm thu nhập cho người nuôi trồng thủy, hải sản, giúp người dân ổn định sản xuất và tránh sử dụng các loại thuốc kháng sinh bảo đảm cho vật nuôi trồng sạch không mang dư lượng thuốc gây độc hại cho người tiêu dùng hiện nay.

Thành công của mô hình đã đánh thức các vùng nuôi tôm bị bỏ hoang, từ nuôi thâm canh chuyển sang nuôi kết hợp, bảo đảm lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường.

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 2 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)